Chào mừng các bạn đến với diễn đàn lớp K1A-TKĐH ,ĐHSP Nghệ Thuật TW
Hãy đăng kí thành viên để cùng tham gia vào ngôi nhà chung của chúng tôi !
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN LỚP K1A-TKĐH _ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG !
');" onmouseout="hidetip();" href="">

Share | 
 

 Pho Hien Hung Yen

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
muidocmung

avatar

Nam Tổng số bài gửi : 31
Birthday : 16/02/1988
Join date : 22/03/2011
Age : 36
Đến từ : namdinh

Pho Hien Hung Yen Empty
Bài gửiTiêu đề: Pho Hien Hung Yen   Pho Hien Hung Yen Icon_minitimeTue Mar 29, 2011 11:32 am

Lặng lẽ Phố Hiến




Phố Hiến từ thế kỷ 13,được các Vua Nhà Trần chọn làm thương cảng để tiếp đón các tàu buôn phương xa đến mua bán trao đổi hàng hóa vào nước Việt. Chọn nơi này làm thương cảng cũng là một ý đồ chiến lược đầy thông minh của các nhà quân sự thời Trần...





Lặng lẽ Phố Hiến

Thứ nhất Kinh kỳ, Thứ nhì Phố Hiến

Phố Hiến từ thế kỷ 13,được các Vua Nhà Trần chọn làm thương cảng để tiếp đón các tàu buôn phương xa đến mua bán trao đổi hàng hóa vào nước Việt. Chọn nơi này làm thương cảng cũng là một ý đồ chiến lược đầy thông minh của các nhà quân sự thời Trần.Phố Hiến không quá xa Kinh thành Thăng Long, nhưng có một khỏang cách an tòan, không để bất kỳ âm mưu bất lợi nào với Kinh thành có thể thực hiện được.Phố Hiến trở thành một thương cảng sầm uất của Việt Nam,đến thế kỷ 15-17 cực thịnh với tấp nập tàu thuyền buôn bán nước ngòai vào ra ăn hàng. Thăng trầm của sông của biển đã đẩy dần Phố Hiến vào sâu bến bãi Sông Hồng của hôm nay, trở thành một phố cổ lặng lẽ dấu kín theo bụi thời gian những bí ẩn phố một thời vang bóng.

Phố Hiến thuộc thị xã Hưng Yên,tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội 60km, đi theo đường số 5, đến Phố Nối, rẽ đường 39A, băng qua những cánh đồng ngô lúa xanh mượt, những rặng nhãn um tùm là đến Phố Hiến. Phố Hiến theo các tài liệu cho biết, giữ trong mình khối lượng di sản khá phong phú: 60 di tích, gồm 24 đền miếu, 27 đình chùa, 1văn miếu, 1 võ miếu, 1 hội quán, 1 nghĩa địa cổ, 2 nhà thờ họ, và có đến 74 bia ký, 207 đại tự, 5 khánh đá, 160 săc phong đời Lê, 35 đạo luật thời Nguyễn. Đặc biệt nhất là bia ký chùa Chuông năm 1711 ghi tên 20 phường nghề thủ công- gốc của 36 phố phường nghề Thăng Long- Hà Nội.

Phố Hiến đón khách phương xa với sự tĩnh lặng mê hoặc mờ ảo của khung cảnh cổ xưa trầm mặc từ hàng mấy trăm năm trước,không khí thỏang mùi khói hương thanh tịnh đền, chùa, miếu mạo,hương sen lãng đãng chen thơm nồng mùi nhãn chín, văng vẳng tiếng chuông tiếng mõ mơ hồ,những mái ngói rêu phong chỗ nghiêng chỗ lệch. Đến đây mọi giác quan như chùng lại trong cảm xúc hình như đang ở một thế giới xưa, đi nhẹ, thở nhẹ, nói cười cũng nhẹ, chỉ một tiếng ồn cũng khuấy động sự yên tĩnh nơi này.

Nét cổ xưa của những dãy phố đậm dấu ấn kiến trúc phong cách Á-Âu đan xen lạ lẫm phủ một màu xám rêu , những ngôi nhà kiểu Nhật, Trung Hoa, Hà Lan, tạo cho du khách liên tưởng đến 300-400 năm trước các thương buôn ngọai quôc đã chọn nơi này làm bến an cư lạc nghiệp, làm nơi neo đậu nghỉ ngơi để tiếp tục cuộc hành trình trên con đường tơ lụa Đông-Tây, chở những sản vật phương Đông, trong đó có cả hàng gốm sứ Chu Đậu, Bát Tràng của nghệ nhân Việt Nam.

Phố Hiến có sự yên bình đến lạ lùng, rất ít xe chạy qua, mà hình như tiếng xe ở Phố cũng nhỏ đi không ồn ào, càng tạo cảm giác phố cái vẻ bí ẩn huyền hoặc quyến rũ kỳ lạ. Nó làm cho ai đến Phố đều mang cảm giác mơ hồ đang quay trở về thời xa xưa lắm, để khám phá, chiêm ngưỡng…

Nằm trên trục đường Trưng Trắc, con phố Bắc Hòa xưa,con đường chính của Phố Hiến, nơi cư ngụ của những người Trung Quốc, Nhật Bản, có 3 di tích không ai đến Phố Hiến mà bỏ qua. Võ Miếu, Đền Thiên Hậu, Chùa Phố(Chùa Hiến).

Đền Thiên Hậu được xây dựng từ năm 1640 do 40 dòng họ người Trung Quốc ở Quảng Đông, Quảng Châu, Phúc Kiến quyên góp, theo truyền ngôn thì các vật liệu xây dựng được mang từ Trung Quốc sang. Hai con nghê đá ở trước Đền tượng trưng cho sức mạnh và hạnh phúc, sống động lạ thường , tương truyền là rất linh thiêng. Con nghê đực tượng trưng cho quyền lực, tiền tài, danh vọng, con nghê cái tượng trưng cho hạnh phúc và sự bình yên. Vào trung tâm Phố Hiến nên ghé qua Đông Đô Quảng Hội, Hội quán của những thương buôn người Hoa với tất cả đặc trưng kiến trúc Trung Hoa. Đến đây cái cảm giác một thời phồn hoa thịnh vượng như còn lẩn quất đâu đó được tóat ra từ những đồ vật được trưng bày, trong các sắc phong treo ở Hội quán.

Đình, Đền, Chùa, Miếu ở Phố Hiến là một thế giới của Thần Tiên, để khi đến đây ai cũng như mang tâm trạng phiêu diêu thóat tục, vứt bỏ phù phiếm cuộc đời. Chùa Chuông, Chùa Phố, Văn Miếu, Võ Miếu, Đền Mẫu…đều nằm trong danh mục Di sản quốc gia, với nhiều di vật như bia ký, sắc phong, tượng Phật, khánh đá, chuông…tât cả là những thông điệp của tiền nhân để lại, nhắc nhở về miền đất địa linh nhân kiệt này.

Để thêm thắt vào không khí tĩnh lặng của Phố Hiến, một thắng cảnh đẹp mhư một bài thơ và đầy huyền thọai làm say đắm hết thảy những ai đến với Phố Hiến- Hồ Bán nguyệt, cổ nhân đã ví: “Kìa là hồ cảnh hữu tình, khi soi xuống hồ thì có nguyệt/Mà nguyệt vốn kho vô tận, ngẩng trông lên còn nguyệt ấy còn hồ”. Hồ là một khúc Sông Hồng bỏ lại khi đổi dòng, nhưng dân gian ở đây đều nói là mảnh gương của Hằng Nga đánh rơi xuống trần. Hồ không thông với đâu, nhưng quanh năm nước đầy ắp trong vắt, soi xuống mặt hồ ai cũng như thấy mình đẹp hơn, đặc biệt các đôi tình nhân hay lấy gương hồ làm chứng cho lời thề yêu nhau trọn đời.

Phố Hiến- vẫn còn lưu giữ danh tiếng “vang bóng một thời” từ lọai đặc sản không đâu có được- Nhãn lồng, lọai trái quả “Mắt Rồng” dùng để tiến Vua ngày xưa, nay vang danh không chỉ ở Đất Việt mà còn được 5 châu 4 bể biết tiếng. Không nhà nào ở Phố không trồng ít nhất một cây nhãn. Như lời kể của mấy người già, dân Phố có tục lệ, mỗi khi có một đúa bé được sinh ra, nhà đó trồng một cây nhãn cầu phúc lộc cho đứa bé. Phố Hiến được phủ bóng mát của những vườn nhãn um tùm xum xuê,có những cây sống bằng tuổi phố hơn 400 năm, vui buồn thăng trầm cùng phố, vẫn đem quả ngọt thơm thảo cho đời.

Nét chấm phá cuối cùng cái lặng lẽ của chân dung Phố Hiến – là Chợ Hiến. Chợ nhưng ở đây công việc buôn bán hình như cũng trong một không khí lặng lẽ. Người bán lặng lẽ - Người mua lặng lẽ - Mọi cái trong chợ lặng lẽ âm thầm như có một bàn tay vô hình điều khiển cho thời gian ngưng đọng lại. Và nó cũng làm cho cảm xúc của người đến Phố Hiến một cảm giác rất lạ, không như đến bất kỳ nơi đâu.

Có một chút man mác buồn khi thấm cái tĩnh lặng của Phố, bao nhiêu công trình, bao nhiêu di vật còn lại, hình như vẫn đang ngủ yên trong sự thờ ơ của con người, dù có được tôn tạo giữ gìn.

Đến Phố Hiến, ngắm nhìn lặng lẽ “báu vật tương lai”, âm thầm chia sẻ cùng Phố những cái oằn mình trước thách thức thời gian, sự lãng quên, sự hủy họai. Nhưng trong sâu thẳm, Phố Hiến – phố cổ không mãi lặng lẽ. Nhất định có một ngày nó sẽ sống lại như một thời “thứ nhì Phố Hiến”./.

Hòai Hương


mudocmung (st)
Về Đầu Trang Go down
 

Pho Hien Hung Yen

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Chúc mừng sinh nhật chị Hiền
» Hap pi bot day ! Hùng béo !
» Pic cả bọn xả xitret nhà Hùng gầy
» Bài chấm Ram của Hùng gầy
» den mau Hung Yen (tho Hoa DUong Thanh Mau)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: MỸ THUẬT :: Các loại hình nghệ thuật khác-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất