Chào mừng các bạn đến với diễn đàn lớp K1A-TKĐH ,ĐHSP Nghệ Thuật TW
Hãy đăng kí thành viên để cùng tham gia vào ngôi nhà chung của chúng tôi !
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN LỚP K1A-TKĐH _ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG !
');" onmouseout="hidetip();" href="">

Share | 
 

 Tiểu luận vùng văn hóa Việt Bắc (bài tham khảo)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
thientuxy1991

thientuxy1991

Nam Tổng số bài gửi : 360
Birthday : 07/08/1991
Join date : 09/07/2010
Age : 32
Đến từ : Số 39_đường 70_Yên Xá_Tân triều_Thanh Trì_Hà Nội

Tiểu luận vùng văn hóa Việt Bắc (bài tham khảo) Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiểu luận vùng văn hóa Việt Bắc (bài tham khảo)   Tiểu luận vùng văn hóa Việt Bắc (bài tham khảo) Icon_minitimeSun Oct 24, 2010 1:23 am

VÙNG VĂN HOÁ VIỆT BẮC
________________________________________
I . Khái quát chung về địa giới hành chính và con người vùng Việt Bắc

1.Địa giới hành chính:

Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên.
Có 5 hệ thống sông: sông Thao, sông Lô, sông Cầu, Sông Thương, Lục Nam.
Đồi núi cao 500-1000m, rất lạnh về mùa khô, thực vật và động vật mang tính chất nữa ôn đới nữa nhiệt đới.
- Tiểu vùng Xứ Lạng.
- Tiểu vùng Đông Bắc (phía Đông Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh).
- Văn hóa rẻo cao: từ Bắc Hà, Mường Khương (Lạng Sơn) qua Đồng Vèm, Mù Vạc, Sín Mần (Hà Giang) các dân tộc H'mông, Dao.
Vùng Việt Bắc là nơi cư ngụ chính của các dân tộc Tày-Nùng, thuộc dòng ngôn ngữ Thái, dân tộc Dao, và các nhóm thiểu số khác. Người Tày (trước đây trong sử của các nhà cựu nho, họ được gọi là Thổ) và người Nùng, cùng tiếng nói và văn hoá, chỉ khác là người Tày gần với người Việt hơn trong khi người Nùng chịu ảnh hưởng văn hoá Trung quốc. Người Tày-Nùng sống chủ yếu ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái ở Việt Nam, Quảng Tây, Quảng Đông và Vân Nam ở Trung Quốc. Ở Quảng Tây, họ là người dân tộc có dân số lớn nhất, và được gọi là dân tộc Zhuang.
Người Tày-Nùng và Lạc Việt là nhánh phương Nam của chủng tộc người Bách Việt mà thư tịch cổ Trung quốc có nói nhiều đến. Ngôn ngữ Việt là kết hợp của gốc cổ Mon-Khmer từ phương Nam thuộc hệ ngôn ngữ Austro-Asiatic và tiến hóa cùng với thành phần Tày - Nùng của hệ Thái ngữ.
Người dân tộc Tày - Nùng (Zhuang) là những dân cư có tiếng trong truyền thống dũng mãnh trong quân sự. Trong suốt lịch sử từ đời Tần, khi người Hán Hoa bắt đầu Nam tiến chinh phạt vùng Lĩnh Nam, đến sau này, người Nùng (Zhuang) đã đề kháng liên tục, tránh khỏi đồng hoá, nhưng đã không thành lập thành một quốc gia tự chủ được như người Lạc Việt ở vùng đồng bằng phía nam của Việt Nam ngày nay. Người Nùng đã được dùng trong quân đội của các triều đại Trung quốc, Việt Nam và đóng những vai trò quan trọng trong các trận chiến biên giới Việt - Trung cho đến ngày nay.
Qua nhiều thời kỳ trong lịch sử, cũng có rất nhiều người Việt lên vùng núi sống, hoà nhập và đã hoàn toàn trở thành Tày hoá qua vài thế hệ. Đấy là các gia đình quan chức được bổ nhiệm, các vua chúa thua chạy với tàn quân lên ẩn chờ cơ hội, các di dân vì loạn lạc nghèo đói. Họ Mạc đã lên Cao Bằng từ năm 1592 khi triều đình Lê - Trịnh chiếm được kinh đô Thăng Long sau bao năm nội chiến Bắc Triều - Nam Triều. Nhà Mạc trú ẩn và tồn tại đến mấy đời vua trước khi bị mất hẳn. Sự giao lưu văn hoá giữa hai dân tộc Tày - Việt đã để lại nhiều nét sâu đậm trong văn hoá Tày ở Việt Bắc. Nếu ta lên Cao Bằng ngày nay "Ngày nay điền giã một vùng rộng lớn, lấy thị xã Cao Bằng làm tâm điểm, với bán kính 15 - 20 km, chúng ta sẽ bắt gặp những "mảnh vụn" của những đợt di dân ấy. Một hiện tượng lạ đối với các nhà ngôn ngữ học và dân tộc học là ở một số xã của vùng bán kính nói trên, hàng nghìn người Tày nhưng lại không nói sõi tiếng Tày mà hầu như chỉ sử dụng tiếng Kinh. Nổi bật hơn cả là vùng mà dân địa phương gọi là "Chợ Cao Bình", thuộc xã Hoàng Tung, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng (cách thị xã Cao Bằng chừng 6km). Dân cư vùng này có khoảng 2000 người, tuy họ là dân tộc Tày nhưng chỉ biết tiếng Kinh, không biết tiếng Tày. Người địa phương gọi người Tày vùng này là dân "Mãn Đan" (có nghĩa Tày không ra Tày, mà Kinh cũng không ra Kinh). Ở cách đó không xa, người Tày ở vùng nước Hai thì lại hoàn toàn nói thạo tiếng Tày. Bên cạnh tính bảo lưu ngôn ngữ quê gốc miền xuôi, người Tày ở chợ Cao Bình vẫn giữ thói quen làm nhà đất và trồng luỹ tre xung quanh nơi nhà ở và xung quanh bản làng. Ngoài ra về sinh hoạt ăn uống, ma chay cưới xin... họ vẫn giữ những phong tục như người Kinh đồng bằng Bắc bộ.
Những người Tày ở vùng "Chợ Cao Bình" nói trên, qua điều tra, chúng tôi được biết họ hầu hết là dân di cư vùng Hải Dương, Kinh Bắc chuyển cư lên đây. Một số dòng họ còn giữ gia phả cho biết đó là con cháu số quan lại triều Mạc, không chịu đầu hàng nhà Lê, lên Cao Bằng tiếp tục phục vụ cho họ Mạc. (Nguyễn Minh Tường, Nhà Mạc sau năm 1592, trong Mạc Đăng Dung và vương triều Mạc, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, trang 113 - 136).
Qua quá trình di cư lên Cao Bằng, một số tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá cũng được du nhập vào địa phương. Trên Cao Bằng, khá nhiều đình chùa hiện nay đã cho thấy được xây dựng thời nhà Mạc.

2. Lịch Sử:
- Văn hóa có quá trình hình thành lịch sử lâu đời. Khoảng thế kỷ thứ III trước CN hình thành nhà nước Âu Lạc (gồm Người Việt, Mường, Tày). Phía Nam sông Dương Tử và vùng gọi là Lĩnh Nam, theo sử liệu Trung Hoa là nơi cư ngụ của các giống dân gọi chung là Bách Việt. Ngày nay chúng ta đã biết rõ là giống dân bách Việt đã đóng góp lớn trong sự thành lập của nền văn minh Trung Hoa bắt đầu từ đời Thương. Nguồn gốc của dân Bách Việt và văn minh của họ ra sao từ thời kỳ đá mới (7,000 đến 1200BC) tới thời đại đồ đồng, nhất là ở khu vực từ Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông hiện nay đến đồng bằng Bắc Việt Nam ?. Ta hãy tóm tắt sơ lược những gì đã được biết hiện nay.
Meacham (10) cho ta thấy là biển Nam Hải tiến lên nhanh vào khoảng 4 000 BC, làm ngập lụt các vùng bờ biển có khi đến cả tám dặm sâu vào đất liền và sự kiện này đã làm ta mất đi các dấu vết khảo cổ của văn hoá thời kỳ trung đại đá mới, văn hoá này có tính cách gần môi trường biển (tuy vậy ta vẫn tìm thấy được một số di chỉ của văn hoá này ở Việt Nam, văn hoá Quỳnh Văn). Vì thế ở các vùng núi sâu trong lục điạ, ta sẽ dễ tìm thấy di tích của thời sơ khai đá mới hơn.
Hai địa điểm khảo cổ thời sơ khai đá mới biết nhiều đến ở Quảng Tây là Bái Lương động (Bailian Dong) gần Lưu Châu và Zhenpi Yan gần Quế Lâm (Guilin). Động Bái Lương được các người tiền sử cuối thời đá cũ đến đầu thời đá mới cư trú (8). Các đồ đá được xác định bằng Carbon 14 là vào khoảng từ 30 000 đến 7 500BC. Địa điểm Zhenpi Yan được xác định vào khoảng 10 000BC. Có hơn 400 mộ được coi là của tổ tiên người Nùng - Zhuang được phát hiện ở vùng này. Trong mộ các xác người được chôn ở vị trí nằm co, một kiểu chôn rất hiếm ở Trung Hoa nhưng rất nhiều và phổ thông ở Việt Nam. Như các mộ trong các hang Đắng, Mộc Long tìm thấy ở rừng Cúc Phương, thuộc văn hoá Hoà Bình, người chết chôn nằm co, bôi thổ hoàng đỏ và có các công cụ đá. Điều này chứng tỏ là cư dân ở vùng này có nguồn gốc phương Nam và rất gần với văn hoá Hoà Bình (9000 đến 5600BC) và Bắc Sơn (8300 đến 5900) ở Việt Nam.
Từ văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn đã tiến tới đồ đá mài với đặc điểm rìu mài gọi là rìu Bắc Sơn, các đồ gốm, trang sức võ sò dược tìm thấy nhiều ở các hang, di chỉ vùng Lạng Sơn, như hang Làng Cườm, Bó Lúm, Bó Nam... Ở Quảng Tây, cũng tìm thấy được di chỉ của văn hoá Bắc Sơn vùng Nam Ninh, dọc các sông Ung, Zua, You với các võ trang sức, đồ gốm, đất màu hoàng thổ, đồ đá với loại rìu văn hoá Bắc Sơn.
So sánh với các di chỉ như Hemudu ở vịnh Hàng Châu, tỉnh Triết Giang và các di chỉ bắc Quảng Đông, thì các di chỉ vùng biển xa phía nam sông Dương Tử, vùng đông nam (Phúc Kiến, Quảng Đông) và tây nam (Quảng Tây, Vân Nam) có liên hệ gần gũi với các di chỉ ở Việt Nam.
Qua thời kỳ đá mới, vào khoảng thời nhà Thương , một di chỉ phía nam sông Dương Tử đáng chú ý là Wucheng ở Giang Tây (Jiangxi), quận Thanh Giang nơi sau này là lãnh thổ của nước Việt miền Triết Giang, cạnh nước Chu. Di chỉ này gần sông Tống (Song), dễ dàng thông thương với các lãnh thổ Việt ở vùng Lĩnh Nam (Quảng Tây và Quảng Đông). Tại đây, tìm thấy nhiều chữ viết được tìm thấy trên các mảnh gốm, đồ đồng, rất khác với chữ viết ở phía bắc, cho thấy một ngôn ngữ và văn hoá hoàn toàn khác và độc lập với văn hoá trung tâm phía bắc (8). Đây là chữ viết cổ nhất của ngôn ngữ Việt cổ. Tư liệu sử của thời Chiến quốc cho thấy từ ngữ, văn phạm khác với tiếng Hán xưa. Có vài tác giả cho rằng tiếng nói xưa của người Việt là thuộc Thái ngữ, gần với tiếng nói của cư dân miền Lĩnh Nam, mà hậu duệ hiện nay là người Nùng - Zhuang ở biên giới Việt-Trung ngày nay, và người Việt ở đồng bằng sông Hồng.
Cả hai thuộc vào họ Bách Việt mà ta có thể xếp vào nhóm Lạc Việt (Luo Yue) ở đông nam Quảng Tây và bắc Việt Nam và Tây Âu (Xi Ou) ở miền Quế Giang và Tây Giang của Quảng Tây. Và chính tại các vùng này từ Lĩnh Nam, Vân Nam và bắc Việt Nam mà ta tìm thấy trống đồng nhiều nhất, một văn hoá trống đồng rực rỡ mà ta gọi là văn hoá Đông Sơn toả ra từ Bắc Việt Nam. Các hình vẽ người, thú, thuyền, trống... nổi tiếng trên vách đá ở biên giới Việt - Trung, dọc sông Zuo, Quảng Tây mang đậm nét hình trên trống đồng Đông Sơn của người Lạc Việt. Cũng như các vật tổ của người Nùng - Zhuang như cóc, ếch đều có thể hiện trên trống đồng.
- Chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp.

3. Dân cư:
- Người Tày là cư dân bản địa lâu đời, từ cuối thiên niên thứ I trước CN, dân số 1.190.342.
- Trình độ kinh tế xã hội cao hơn các dân tộc khác trong vùng, có ảnh hưởng nhiều đến các dân tộc khác trong vùng.
- Người Nùng khoảng 700.000 người, di dân từ Quảng Tây (Trung Quốc) Thế kỷ thứ XVII bị Hán Hóa.
- Các tộc người khác: Lô Lô, Sán Chay, H'mông, Dao v.v... sống ở sườn núi, đỉnh núi, người Tày, Nùng sống ở thung lũng.

Tang ma của nguời Dao
- Người Cơ Dao: dân số 1.865 người. Cứ trú: Hà Giang
- Dân tộc Dao
- Người H'mông
- Người La Chí: dân số 10.765 người. Cư trú: Hà Giang, Lào Cai.
- Người Lô Lô
- Người Nùng: dân số 856.412 người. Cư trú: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Bắc Giang, Bắc Ninh, TP.HCM, Lâm Đồng, Đà Lạt.
- Người Pà Thẻn: Cư trú: Tuyên Quang, Hà Giang (lễ cưới có một con gà trống thiếng).
- Người Pu Péo: dân số: 705 người. Cư trú: cực Hà Giang.
- Người Sán Chay: dân số 147.315 người
- Người Sán Dìu: dân số 126.237 người. Cư trú: Quãng Ngãi, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang.
- Người Tày
4. Kinh Tế - Xã Hội - Văn Hóa
*Kinh tế:
- Trồng lúa nước và ngô, hầu hết thâm canh, biết thủy lợi.
- Nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng với các hoa văn phong phú với các sắc màu sặc sỡ.
- Nghề thủ công: dệt, rèn, đúc, đan lát, gốm...
- Đặc sản: thuốc lá, trà, mận...
- Chợ phiên
* Xã hội:
- Xã hội cổ truyền: bản là một đơn vị nhỏ nhất là một công xã nông thôn độc lập. Bản không làm chức năng của một đơn vị sản xuất, chỉ là một cộng đồng về mặt xã hội.
- Đơn vị nhỏ nhất là gia đình. Gia đình phụ hệ, mẫu hệ, mẫu quyền (quyền hành thực sự nằm trong tay phụ nữ).
* Văn hóa:
- Văn hóa vật chất:
+ Nhà sán và nhà đất: sàn 2 mái và sàn 4 mái.
+ Nhà tường trình với chức để ở và phòng vệ.
+ Trang phục Tày và Nùng, áo dài bằng vải bông, nhuộm chàm. Trang phục của các dân tộc khác thì sặc sỡ.
+ Trang phục có tính thống nhất đặc biệt phân biệt theo giới tính, địa vị, lứa tuổi, theo nhóm địa phương.
- Ăn uống:
+ Ẩm thực của cư dân Việt Bắc, một mặt có tính sáng tạo, một mặt tiếp thu kỹ thuật chế biến của các tộc người lân cận: Việt, Hoa.
+ Đặc biệt thịt lợn quay làm cầu kỳ nổi tiếng ở Thất Khê (Lạng Sơn).
- Văn hóa tinh thần:
+ Âm nhạc thơ ca phong phú.
+ Hát Sli: lối hát giao duyên của người Nùng là những bài văn vần.
+ Hát lượm: diễn xướng dân gian của người Tày.
+Then: diễn xướng nghi lễ mang tính tổng hợp, hát múa, âm nhạc của người Tày, Nùng, Then là trên trời xuống giúp trần gian.
+ Truyền thuyết dân gian đặc sắc.
+ Lễ hội đặc sắc: lễ hội lồng tồng (xuống đồng)
+ Lượn 2: mời ngài trăng xuống trần bào vệ mùa màng.
+ Lỉn ên nhai bloóc: dùng chim én vàng đưa hồn người chết về trời.
+ Để lấn: kể lại chặn đường gian nan của người trần đem cống phẩm cho Ngọc Hoàng mang dấu ấn tín ngưỡng sơ khai vạn vật hữu linh.
+ Ảnh hưởng của tam giáo đàng ngoài (Phật, Đạo, Khổng).
+ Ảnh hưởng Nho Giáo sâu đậm => chế độ phụ quyền thờ cúng tổ tiên.
+ Phật giáo có vai trò quan trọng: không dựng chùa, tạc tượng, cầu kinh, trong nhà đều thờ quan âm để cầu bình yên cho gia đình.
+ Cư dân Việt Bắc vẫn hướng về và coi trọng niềm tin vào sự che chở của các phỉ (ma), tổ tiên, thổ địa, thành hoàng.
- Các thầy Tào, Mo, Then vừa cúng bái vừa chữa bệnh bằng ma thuật.

5. Đặc điểm tự nhiên và xã hội

Trong tâm thức người dân Việt Nam, Việt Bắc là tên gọi một vùng đất gắn bó với một thời gian khổ mà oanh liệt của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng : là quê hương cách mạng, là chiến khu, là nơi ghi dấu bao chiến công anh hùng của quân dân ta. v.v..., như bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu đã mô tả.
Năm 1947, danh từ Việt Bắc xuất hiện để chỉ chung vùng căn cứ cách mạng, tháng 10-1954, danh từ này lại được dùng để chỉ chung toàn căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1956, khu tự trị Việt Bắc được thành lập gồm 6 tỉnh : Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Sau này, khu tự trị Việt Bắc giải thể, danh từ này vẫn tồn tại.
Hiện nay, nói tới Việt Bắc là nói tới địa bàn của sáu tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang. Tuy nhiên, ranh giới vùng văn hóa Việt Bắc sẽ rộng hơn địa bàn này. Nghĩa là, nó bao gồm cả phần đồi núi của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh. Trên bản đồ, vùng đất này nằm ở những vĩ độ cao nhất, trong các vĩ tuyến từ 21 độ đến 23 độ vĩ bắc, vì thế, đây là vùng có môi trường tự nhiên với dấu hiệu chuyển tiếp từ tự nhiên nhiệt đới sang á nhiệt đới.Thực tế vùng Việt Bắc, do nằm ở vị trí địa đầu đất nước về phía Đông Bắc nên Việt Bắc là vùng đón nhận đầu tiên gió mùa đông bắc và chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của nó.Địa hình Việt Bắc có cấu trúc theo kiểu cánh cung tụ lại ở Tam Đảo, các cánh cung này mở ra ở phía Bắc và đông Bắc và phần hướng lồi quay ra biển, thứ tự từ trong ra biển là các cánh cung : sông Gâm, Ngân Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn và Đông Triều. Các dãy núi đều thuộc loại có độ cao trung bình và thấp. Một số núi có độ cao là Tây Côn Lĩnh (2431m), Kiều Liên Ti (2403m) và Pu Ta Ca (2274m).Toàn vùng có 5 hệ thống sông chính : sông Thao, sông Lô, hệ thống các sông Cầu, sông Thương, Lục Nam; hệ thống các sông này chảy vào Tây Giang và các sông ở miền duyên hải. Nét đặc trưng của hệ thống sông ở đây là độ dốc lòng sông lớn, mùa lũ là thời gian dòng chảy mạnh nhất. Mặt khác, trong vùng còn có nhiều hồ như hồ Ba Bể, hố Thang Hen v.v...Cư dân chủ yếu của vùng Việt Bắc là người Tày và Nùng. Ngoài ra còn có một số dân tộc ít người khác như Dao, H'mông, Lô Lô, Sán Chay. Người Tày và người Nùng, thực ra xưa kia là những tộc người có chung một nguồn gốc lịch sử, cùng thuộc khối Bách Việt. Tên gọi Tày xuất hiện có thể vào nửa cuối thiên niên kỉ thứ nhất sau công nguyên.
Thời các vua Hùng, liên minh giữa người Âu Việt – tổ tiên của người Tày với người Việt - những cư dân Lạc Việt cổ là có thực. Thời nước Âu Lạc, liên minh ấy càng bền chặt hơn. Sự phát triển của liên minh này càng về sau càng gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của nhà nước Đại Việt.

Trang phục thời Hùng Vương
Và người dân vùng Việt Bắc : Tày và Nùng, càng có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ biên cương. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đầu công nguyên, người Tày, Nùng có tham gia vào cuộc khởi nghĩa này.
Truyền thuyết và kí ức của cư dân Việt Bắc còn ghi khá kĩ về tổ tiên họ tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 548, cư dân Việt Bắc lại ủng hộ cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn chống quân nhà Lương.Trong thời tự chủ, vai trò của cư dân Việt Bắc đối với cuộc chống xâm lược nhà Tống rất quan trọng. Các đội quân của các thủ lĩnh địa phương tham gia đánh quân xâm lược Tống Trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, nhân dân vùng Việt Bắc lại tích cực tham gia sức người sức của, góp phần vào sự đại thắng của quân dân Đại Việt. Trong 10 năm kháng chiến chống quân Minh, nhân dân Tày Nùng đã tham gia rất đông đảo dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh như Nông Văn Lịch, Hoàng Thiên Hữu, Nguyễn Văn Hách, Dương Thế Châu .v..v...Nhà Mạc giành ngôi của nhà Lê, thất thủ ở đống bằng, kéo quân lên miền núi xây thành, đắp lũy để chống lại nhà Lê. Một số tù trưởng đã đứng về phía nhà Lê chống lại nhà Mạc. Khi vua Quang Trung chống quân xâm lược Thanh, người dân Tày - Nùng đã hưởng ứng lời kêu gọi của Quang Trung đứng lên đánh giặc.Người Pháp thiết lập ách cai trị trên đất nước ta, đồng bào Tày - Nùng đã có những cuộc vận động, tổ chức đánh giặc. Từ phong trào Cần Vương đến phong trào Việt Nam Quang Phục Hội, người dân ở đây đều tham gia khá tích cực. Từ sau năm 1940, sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Việt Bắc đã trở thành khu căn cứ địa của cách mạng Việt Nam. Thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, Việt Bắc lại trở thành căn cứ địa kháng chiến chống Pháp ở cả nước.Những năm cả nước chống giặc Mỹ, người Tày - Nùng lại có những đóng góp rất lớn. Như vậy, trong diễn trình lịch sử, cư dân Việt Bắc, và chủ yếu là cư dân Tày - Nùng cùng gắn bó số phận với các dân tộc ở vùng xuôi. Thời phong kiến, các vương triều đều có ý thức vun đắp cho sự gắn bó này.Dù hiện tại là hai dân tộc, nhưng người Tày và người Nùng lại có những nét gần gũi, sự gần gũi giữa họ là tương đối. Trong quan hệ với văn hóa Hán, người Nùng chịu nhiều ảnh hưởng của Hán tộc nhiều hơn người Tày, người Tày chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt nhiều hơn. Về phương diện tổ chức xã hội, cư dân Tày - Nùng chủ yếu sống trong các bản ven đường, cạnh sông suối hay thung lũng. Bản là đơn vị cơ sở nhỏ nhất. Các gia đình trong bản và các thành viên hợp lại thành một cộng đồng dân cư và có tổ chức. Nói cách khác, bản là một công xã nông thôn độc lập, lấy đơn vị nhà làm cơ sở. Nét đáng chú ý, bản của người Tày - Nùng không làm chức năng của một đơn vị sản xuất, mà nó chỉ là một cộng đồng về mặt xã hội. Sự gắn bó con người và con người về cuộc sống kinh tế, đời sống văn hóa .v.v... cũng chỉ tồn tại trên ranh giới của bản. Mọi tổ chức xã hội cao hơn bản đã mất. Từ lâu rồi, trên bản chỉ còn những thiết chế xã hội như xã, tổng, châu hay huyện, những thiết chế này thay đổi theo các thể chế chính trị, nhưng bản thì không bao giờ thay đổi. Thành tố cấu thành các bản của người Tày hay người Nùng là những gia đình phụ quyền thuộc các dòng họ khác nhau, có bản gồm 2,3 họ, có bản trên dưới 10 họ. Thiết chế dòng họ, với tư cách là lực vận hành xã hội, có nơi chặt chẽ, có nơi lại lỏng lẻo, nhưng quan hệ giữa những người trong họ vẫn đậm nét. Trong khi đó, quan hệ cộng đồng lại có vai trò quan trọng. Các bản, dù mới lập hay có từ lâu đều có miếu thờ thổ công, mà nhiều nơi gọi là thổ địa (thổ tị), thành hoàng (thâm trong). Tổ chức xã hội được coi là chặt chẽ trong các bản của người Tày hay người Nùng là phường, đám ma mà họ gọi là phe.Đơn vị xã hội nhỏ nhất của người Tày - Nùng là gia đình, lại là gia đình phụ hệ, chủ gia đình vẫn thường là người cha hay người chồng, làm chủ toàn bộ tài sản và quyết định mọi công việc trong nhà, ngoài làng. Do vậy, ý thức trọng nam khinh nữ khá đậm trong cộng đồng, sự phân biệt đối xử còn thấy rõ trong việc phân chia mặt bằng sinh hoạt trong nhà. Nhà ngoài bao giờ cũng dành riêng cho đàn ông. Trừ các bà già, phụ nữ không bao giờ được ở nhà ngoài.





II. Nét độc đáo vùng văn hoá việt bắc

Tất cả những đặc điểm trên về điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội của vùng Việt Bắc sẽ tác động đến văn hoá của vùng này. Trước tiên là văn hoá vật chất. Người Tày- Nùng có hai loại nhà chính : nhà sàn và nhà đất. Nhà sàn là dạng nhà phổ biến, có hai loại nhà sàn, sàn hai mái và sàn bốn mái. Nêú là nhà sàn bốn mái, hai mái đầu hồi bao giờ cũng thấp hơn hai mái chính. Cửa có thể mở ở mặt trước hoặc đầu hồi, cầu thang lên xuống bằng tre, gỗ, nhưng số bực bao giờ cũng lẻ, không dùng bậc chẵn.Nhà đất là loại nhà xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng cũng có rất nhiều thay đổi so với ngôi nhà sàn về quy mô, kết cấu, bố cục bên trong. ở một số vùng còn có loại nhà nửa sàn nửa đất, đây là một loại nhà đặc biệt, vừa mang tính chất nhà đất vừa mang tính chất nhà sàn.

Cảnh sinh hoạt gia đình
Trang phục của người Tày- Nùng có tính thống nhất, được phân biệt theo giới tính, địa vị, lứa tuổi, theo nhóm địa phương. Y phục của nam giới người Tày theo một kiểu, gồm có áo cánh 4 thân, áo dài 5 thân, khăn đội đầu và giày vải. Chiếc áo 4 thân được cắt may theo kiểu xẻ cao, có hàng cúc vải ở trước ngực, cùng hai túi. Hàng cúc của áo này bao giờ cũng là 7 cái. Quần của nam giới được may theo kiểu đũng chéo, cả quần lẫn áo của nam giới Tày được may bằng vải chàm. Về đồ trang sức, họ ít dùng đồ trang sức. Vì vậy, trang phục của người đàn ông Tày khá giản dị, không có sự trang trí bằng hoa văn. Giữa nam giới Tày và nam giới Nùng chỉ khác nhau đôi chút về kích thước trong trang phục.

Trang phục và dụng cụ lao động
Trong khi đó, trang phục của nữ giới lại đa dạng và phong phú. Người phụ nữ Nùng chỉ mặc một màu chàm, khác với người phụ nữ Tày mặc chiếc áo lót trong màu trắng. Y phục nữ Tày - Nùng gồm có áo cánh, áo dài 5 thân, quấn, thắt lưng, khăn đội đấu, hài vải. Đồ trang sức cũng đơn giản, ngày trước chị em thường đeo vòng cổ, vòng tay, vòng chân và xà tích bằng bạc.
Chiếc khăn của phụ nữ Tày là khăn vuông, khi lễ tết, họ buộc thêm chỉ đỏ, xanh quanh vành khăn rồi thắt nút ra phía sau. Phụ nữ người Nùng có khác đôi chút là họ thường bịt răng vàng, ưa thích đồ trang sức bằng bạc như vòng chân, vòng tay, vòng cổ, khuyên tai, hoa tai…

Về mặt ăn uống, tùy theo từng tộc người mà cách thức chế biến thức ăn và khẩu vị của cư dân Việt Bắc có hương vị riêng. Việc chế biến món ăn của cư dân Tày - Nùng, một mặt có những sáng tạo, một mặt tiếp thu kĩ thuật chế biến của các tộc lân cận như Hoa, Việt v.v.... Họ chế biến ngô một cách tinh tế, ngô được giã, hay xay nhỏ để nấu với cơm, làm các loại bánh. Thức ăn chính là gạo tẻ, nhưng việc chế biến các món ăn từ gạo nếp lại càng được chú trọng. Trong ngày tết, cốm là món đặc biệt hấp dẫn. Các loại xôi màu hấp dẫn thường có mặt trong ngày lễ tết của cư dân Tày - Nùng. Thịt lợn, thịt vịt quay thường được làm cầu kì như thịt lợn quay Lạng Sơn, vịt quay Thất Khê. Bữa ăn của cư dân Việt Bắc, mang tính bình đẳng, nhân ái. Tất cả các thành viên trong nhà ăn chung một mâm, khách đến nhà rất được ưu ái, nể trọng. Điều đáng chú ý là tầng lớp trí thức Tày - Nùng hình thành từ rất sớm. Đầu tiên là các trí thức dân gian dưới lớp vỏ nghề nghiệp như thày Mo, Then, Tào, Pụt. Trong thời kì tự chủ, triều đình có quan tâm đến việc học hành của cư dân Việt Bắc. Nhà Mạc khi chạy lên đóng đô ở Cao Bằng ra sức đào tạo tầng lớp nho sĩ, quan lại người Việt chạy lên đây bị Tày hóa.
Do vậy tầng lớp trí thức nho học hình thành, có một số đạt tới trình độ học vấn cao như Bế Văn Phúng, Nông Quỳnh Văn, Hoàng Đức Hậu. Khi thực dân Pháp đặt ách cai trị lên toàn quốc, sau này khai thác thuộc địa lần 1, lần 2, tầng lớp trí thức nho học ít dần, tầng lớp trí thức mới được đào tạo trong các nhà trường thực dân như các ông thông, kí, thầu phán, giáo học. Một số có lòng yêu nước, được người dân kính trọng về sau đã đi theo ánh sáng của Đảng để cứu nước như Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Chi v.v...
Trong kháng chiến chống Pháp, nhất là sau ngày hòa bình lập lại, giáo dục ở Việt Bắc được chú trọng phát triển. Số trường học các cấp có ở các địa phương ngày càng nhiều. Các trường đại học, cao đẳng được thành lập trong mấy chục năm qua như : Đại học Sư phạm Việt Bắc, đại học Y khoa Việt Bắc v.v... Mới đây, Đảng, nhà nước ta lại tổ chức trường đàc tạo cán bộ khoa học cho Việt Bắc. Trong đào tạo, bên cạnh chữ Quốc ngữ, một số tộc như Tày, H'mông cũng có chữ viết xây dựng trên cơ sở mẫu chữ Latinh. Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Việt Bắc có những nét cơ bản giống với các khu vực khác.Về tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian của cư dân Tày - Nùng hướng niềm tin của con người tới thần bản mệnh, trời - đất, tổ tiên. Các thần linh của họ rất đa dạng, có khác là nhiều thần như thần núi, thần sông, thần đất. Ngoài ra lại có các vua, có Giàng Then, ý thức cộng đồng được củng cố thông qua việc thờ thần bản mệnh của mường hay của bản. ý thức về gia đình, dòng họ được, củng cố thông qua việc thờ phụng tổ tiên. Mỗi gia đình có một bàn thờ tổ tiên đặt ở vị trí trạng trọng nhất trong nhà. Ngoài ra, trong nhà họ còn thờ vua bếp.
Diện mạo tôn giáo Việt bắc cũng có những nét khác biệt. Các tôn giáo như Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người dân ở Việt Bắc, chùa thờ Phật ít hơn dưới đồng bằng, nhưng cũng có những chùa đáng lưu ý, như chùa Hang, chùa úc Kỳ ở Bắc Thái, chùa Diên Khánh, chùa Vinh Quang, chùa Nhị Thanh, chùa Tam Thanh ở Lạng Sơn. Tam giáo được cư dân Tày tiếp thu gần giống với người Việt, nhưng ở mức độ thấp, trong sự kết hợp với các tín ngưỡng vật linh vốn có từ lâu đời trong dân gian. Về chữ viết, vùng Việt Bắc với người Tày - Nùng, chữ viết trải qua các giai đoạn : giai đoạn cổ đại không có chữ viết, giai đoạn cận đại có chữ Nôm, giai đoạn hiện đại, vừa có chữ Nôm, vừa có chữ Latinh. Năm 1960, Đảng và Nhà nước ta đã giúp người Tày - Nùng xây dựng hệ thống chữ viết theo lối chữ Quốc ngữ, bằng chữ cái Latinh. Cũng chính vì vậy, nét đáng chú ý là cư dân Tày - Nùng ở Việt Bắc đã có những nhà văn viết văn bằng chữ viết dân tộc. Đáng kể là các tác giả như Hoàng Đức Hậu, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn…

Trong khi đó, văn học dân gian Việt Bắc khá đa dạng về thể loại, phong phú về số lượng tác phẩm, như thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích, nói ví, câu đố và đồng dao, dân ca. Riêng dân ca, loại phong phú là loại khá riêng biệt được viết trên nền giấy vải khá công phu. Đặc biệt, lời ca giao duyên : lượn coi và lượn lương, là những thể loại tiêu biểu được các thế hệ trẻ Tày - Nùng ưa chuộng.
Lễ hội của cư dân Tày - Nùng rất phong phú. Ngày hội của toàn cộng đồng là hội Lồng tồng (hội xuống đồng), diễn ra gồm hai phần : Lễ và hội.
Nghi lễ chính là rước thần đình và thần nông ra nơi mở hội ở ngoài đồng. Một bữa ăn được tổ chức ngay tại đây. Phần hội căn bản là các trò chơi như đánh quay, đánh yến, tung còn, ảo thuật v.v...Như vậy, về bản chất, hội lồng tồng là một sinh hoạt văn hóa.
Nói đến sinh hoạt văn hóa của cư dân vùng Việt Bắc, không thể không nói đến sinh hoạt hội chợ ở đây là nơi để trao đổi hàng hóa, nhưng lại cũng là nơi để nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình. Người ta đã từng nói đến một loại sinh hoạt văn hóa hội chợ ở vùng này, và có thể coi như một sinh hoạt vãn hóa đặc thù của vùng Việt Bắc.

Trang phục lễ hội của người Hmông
Tóm lại, Việt Bắc là một vùng văn hóa có nhiều đặc thù. Tộc người chủ thể : Tày-Nùng với lịch sử và văn hóa của họ tạo ra nét đặc thù này. Tuy nhiên, những đặc thù này không phá vỡ tính thống nhất của văn hóa Việt Bắc và văn hoá cả nước.



III Tổng luận

Việt Bắc và cư dân là một "nửa" phần tạo thành con người và đất nước Việt Nam. Tầm quan trọng của vùng cũng tương tự như đất "tổ" Vĩnh Phú của vua Hùng nước Văn Lang và Kinh Bắc ở đồng bằng về phương diện tâm linh và văn hoá.
Ngày nay ta thường chú trọng về phần tổ đấy mà sao lãng một phần tổ thứ hai ở trung du có nguồn gốc sâu sa đã cống hiến tạo thành văn hoá, đất nước Việt Nam. Có nhiều lý do tại sao như vậy, nhưng trong lịch sử nếu ta nghiên cứu một cách khoa học và gạt bỏ các lăng kính ngoại nhập làm loãng đi tính chất nguyên thuỷ cội nguồn Việt, chúng ta có thể tìm thấy được một phần nguồn gốc của mình tại vùng chiến lược quan trọng này.
Một trong những lý do là tư tưởng triết lý Trung hoa đã ảnh hưởng và bắt rễ trong tri thức từ lâu trong lịch sử Việt Nam ở vùng "kinh" đồng bằng, pha loãng một phần cội nguồn nguyên thuỷ. "50" người con lên vùng núi trong truyền thuyết tổ tiên đã phai dần trong trí nhớ và tư tưởng của văn hoá Việt hiện đại. Nếu có nhớ thì chỉ là một hình thức quen theo thói quen trong lời nói nhưng không có một sự gạch nối cụ thể linh cảm đến tư tưởng và tâm linh xưa.
Đó không phải là lỗi của ai vì đó là sự phát triển trong thiên nhiên khi có sự xa cách về địa lý và môi trường theo các biến cố của lịch sử trong sự tiến hoá của xã hội con người.Tuy vậy chúng ta cũng nên tìm hiểu và nhận thức quá trình trên vì Việt Bắc cũng đã và sẽ là tương lai của quan hệ ngoại giao Việt-Trung, một quan hệ quan trọng nhất về phương diện văn hoá, kinh tế và cá thể của Việt Nam. Hiểu được lịch sử con người, quá trình văn hoá và vai trò của Việt Bắc là một trong những nét văn hóa đặc trưng góp phân tạo nên sự đa dạng của văn hóa Việt.


Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/?ref=home#!/hoangminhcuong
 

Tiểu luận vùng văn hóa Việt Bắc (bài tham khảo)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Giúp minh bài Tiểu luận LSMT Việt Nam
» Đề tiểu luận đường lối cm cho ai làm mất này !
» SOS!Tiểu luận NCKH!
» Tham khảo thêm về TRANH KHẮC GỖ MÀU.
» nộp tiểu luận đường lối cánh mạng vào chiều thứ 2 nhé + học sáng tác luôn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: Tài liệu - Giáo trình-
Free forum | Văn hóa | Khác | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất