Chào mừng các bạn đến với diễn đàn lớp K1A-TKĐH ,ĐHSP Nghệ Thuật TW
Hãy đăng kí thành viên để cùng tham gia vào ngôi nhà chung của chúng tôi !
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN LỚP K1A-TKĐH _ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG !
');" onmouseout="hidetip();" href="">

Share | 
 

 Gioi thieu ve DAC BIEU KIEN TRUC

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
muidocmung

avatar

Nam Tổng số bài gửi : 31
Birthday : 16/02/1988
Join date : 22/03/2011
Age : 36
Đến từ : namdinh

Gioi thieu ve DAC BIEU KIEN TRUC Empty
Bài gửiTiêu đề: Gioi thieu ve DAC BIEU KIEN TRUC   Gioi thieu ve DAC BIEU KIEN TRUC Icon_minitimeTue Mar 29, 2011 11:23 am

Môn học: Đạc biểu kiến trúc
(Số tiết: 45 tiết)

Chương 1
Định nghĩa - Yếu tố cấu tạo - Khái niệm

I - Định nghĩa kiến trúc

1.1. Kiến trúc là gì:
- Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian, là một trong những hoạt động sáng tạo quan trọng nhất để nhằm thoả mãn những yêu cầu sinh hoạt vật chất và văn hoá tinh thần của con người, để đáp ứng yêu cầu kiến trúc, xã hội, chính trị và kiến trúc còn là mang tính chất biểu tượng và biểu trưng.

* Các tuần tự công việc (4 công việc)
- Thiết kế, trang trí nội thất và thiết kế
- Kiến trúc đơn thể và quần thể công trình
- Hoạt động xây dựng đô thị
- Quy hoạch và tổ chức môi trường
* Hệ thống kiến trúc (4 hệ thống)
- Hệ thống không gian
- Hệ thống cấu trúc
- Hệ thống vỏ bọc
- Hệ thống giao thông

1.2. Kiến trúc và thiên nhiên
- Kiến trúc là sản phẩm của con người đạt được qua quá trình đấu tranh với thiên nhiên.
- Mối liên lệ cấu kiến trúc với thiên nhiên cần đạt đến một sự hài hoà vì nếu như yếu tố này lấn áp làm đổ vỡ yếu tố kia thì quy luật cân bằng sinh thái sẽ không còn đảm bảo.
- Lịch sử chứng minh rằng quá trình chinh phục thiên nhiên là quá trình loài người cố gắng thích ứng với nó chính vì thế kiến trúc được coi là một thiên nhiên thứ 2.

II - Các yếu tố tạo thành kiến trúc
Kiến trúc là một hoạt động sáng tạo đặc biệt nhằm tổ chức và tạo lập môi trường sinh hoat cho con người nhờ vào các phương tiện vật chất, kỹ thuật, nghệ thuật, nó cũng là kết quả của hoạt động này. Cơ sở của khái niệm môi trường kiến trúc đời sống là một không gian vừa tách rời vừa gắn bó với thiên nhiên.

* Có 3 yếu tố cơ bản tạo thành kiến trúc:
- Yếu tố công năng
- Kỹ thuật vật chất (vật liệu)
- Hình tượng kiến trúc

2.1. Công năng kiến trúc
Công năng là những yêu cầu đơn giản hoặc phức tạp những hoạt động của con người trong sinh hoạt văn hoá.
Cũng có thể nói công năng là sự đòi hỏi của tự nhiên hay của xã hội, một tập đoàn người của xã hội.
Trong công năng kiến trúc có những công năng sau:
- Công năng vật chất:
- chức năng sử dụng
- chức năng cấu trúc
- Công năng tinh thần:
- chức năng biểu hiện
- chức năng thông tin
+ Chức năng sử dụng: là chức năng đảm bảo sự tồn tại của con người về mặt thể chất, đảm bảo cho chúng ta ăn ngủ, đi lại ...
+ Chức năng cấu trúc: gắn bó với sự hiện diện vật lý bền vững ổn định chống lại sự phá hoại và gắn bó với các điều kiện để đảm bảo công trình.
+ Chức năng biểu hiện: gắn bó với sự tồn tại và phát triển tinh thần là những đặc điểm đặc thù của không gian kiến trúc thiết lập lên một trạng thái cảm xúc có lợi.
+ Chức năng thông tin: là công năng công dụng của kiến trúc đảm bảo sự nhận thức và liên kết đúng đắn của kiến trúc, đảm bảo cho sự tồn tại, giải thích, gắn bó với sự tư duy.

2.2. Vật liệu kết cấu và điều kiện kỹ thuật
Môi trường kiến trúc chỉ có thể hình thành được dựa trên cơ sở vật liệu xây dựng và phương thức kết cấu xây dựng, xã hội càng phát triển thì vật liệu càng mới và phương thức kết cầu mới sẽ phát triển nhiều hơn dựa trên kiến trúc ngày một mạnh mẽ hơn.

2.3. Hình tượng kiến trúc và những khái niệm về hình thức
Nói đến hiện tượng kiến trúc tức là nói đến sự lôi cuốn, sức truyền cảm, sự sang trọng, tính duyên dáng, sự yên tĩnh, hay cảm giác động thái, chất thơ, vẻ trữ tình, sự mạnh mẽ, vẻ dịu dàng và tính thể khối, vẻ nhẹ nhàng... Tuỳ từng đối tượng kiến trúc cụ thể mà công trình phải đạt được một số trong những hình tượng kiến trúc nói trên.
Hình tượng gắn bó với hình thức, hình thức khái quát thành một số khái niệm như sau:
+ Hình thức đặc trưng bằng hình dáng hình học độ lớn, màu sắc, tổng quan, vị trí trong không gian, chiều hướng, sự bất động hay là tính ổn định.

* Để cảm thụ hình thức bằng mắt phải có một số điều kiện:
- Góc nhìn
- Khoảng cách
- Sự liên tục thụ cảm
- Khung cảnh vật lý

* Sự biểu hiện của kiến trúc được thực hiện qua các thành phần trừu tượng của kiến trúc. Mục đích cuối cùng của kiến trúc qua các thông tin:
- Hình thức là đối tượng cảm thụ
- Thông tin hình thức như một phương tiện liên hệ giữa người và người trong môi trường sống, thể hiện nội dung truyền đạt cái mà người hướng tới.
Mặc dù hình thức gắn với kết cấu, cầu tạo và với vật liệu, vật chất xây dựng, nó vẫn có tính độc lập riêng và tác động trở lại đơn vị cấu trúc. Dù hình thức gắn bó với cấu trúc và vật liệu, thì sự độc lập của hình thức vẫn thể hiện qua những nguyên lý, qui luật đặc biệt của nghệ thuật tổ hợp. Kiến trúc sẽ câm lặng nghèo nàn nếu không tuân theo những qui luật của thẩm mĩ những tổ hợp kiến trúc. Đó cũng là lý do đòi hỏi người làm nghệ thuật gắn bó lâu dài với môn học đạc biểu kiến trúc những thẩm mĩ học.
Đối với những người dân công tác khác nhau, ngành nghề khác nhau thì sự giáo dục về thưởng thức thẩm mĩ cũng phải coi trọng. Muốn cảm thụ nghệ thuật thì con nguời phải có học vấn về nghệ thuật. Mặt khác bản thân nghệ thuật kiến trúc cũng là những người thầy vì nghệ thuật có tác dụng dạy dỗ truyền cảm và giáo dục con người.
Do vật, một tác phẩm kiến trúc không bao giờ là một tác phẩm nghệ thuật thuần tuý khác với các ngành nghệ thuật khác là đi miêu tả con người điển hình thì kiến trúc bằng ngôn ngữ riêng của mình có thể tạo ra một sức truyền cảm và lôi cuốn riêng mà những ngành nghệ thuật khác không có vì thế kiến trúc có phạm vi ảnh hưởng khá lớn.
Chúng ta quan niệm kiến trúc là một môi trường bao gồm 4 cực:
- Không gian
- Công năng
- Hình thức
- Kỹ thuật
Có mối liên hệ hữu cơ với nhau

het phan 1

muidocmung (st)
Về Đầu Trang Go down
 

Gioi thieu ve DAC BIEU KIEN TRUC

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Dac bieu kien truc (tham khao nhe cac ban)
» Tham khảo Đạc Biểu Kiến Trúc
» Mem lớp mình giới thiệu chi tiết chút nha !
» Thông báo về việc thiết kế logo lớp !
» tớ có ý kiến

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: MỸ THUẬT :: Các loại hình nghệ thuật khác-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất