Chào mừng các bạn đến với diễn đàn lớp K1A-TKĐH ,ĐHSP Nghệ Thuật TW
Hãy đăng kí thành viên để cùng tham gia vào ngôi nhà chung của chúng tôi !
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN LỚP K1A-TKĐH _ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG !
');" onmouseout="hidetip();" href="">

Share | 
 

 Đừng quá 'tự sướng' về phẩm chất người Việt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
muidocmung

avatar

Nam Tổng số bài gửi : 31
Birthday : 16/02/1988
Join date : 22/03/2011
Age : 36
Đến từ : namdinh

Đừng quá 'tự sướng' về phẩm chất người Việt  Empty
Bài gửiTiêu đề: Đừng quá 'tự sướng' về phẩm chất người Việt    Đừng quá 'tự sướng' về phẩm chất người Việt  Icon_minitimeWed Oct 17, 2012 1:33 pm

Đừng quá 'tự sướng' về phẩm chất người Việt
Chúng ta vẫn thường được nghe trên báo đài về các phẩm chất của người Việt như: cần cù chịu khó, có tố chất thông minh và sáng tạo, thân thiện và mến khách... Nhưng sự thật có phải như thế hay chúng ta đang tự huyễn hoặc mình bằng những điều hoa mỹ?
>Người Việt lãng phí của công
Những nhận định đánh giá này có khi là xuất phát từ chủ quan của người Việt mình, khi thì được trích dẫn từ góc nhìn của một người bạn nước ngoài nào đó. Chưa biết điều đó có thật sự đúng và khách quan hay không nhưng đôi lúc cũng làm cho tôi (và có lẽ cũng rất nhiều người khác) cảm thấy rất tự hào.

Tôi chưa có dịp đi ra nước ngoài để có thể có một sự trải nghiệm hoặc so sánh với người dân các nước khác xem thử dân mình có thật sự nổi bật hơn với những đức tính nói trên hay không.

Thế nhưng với những cảm nhận những gì đang xảy ra trong cuộc sống, cùng với những câu chuyện từ trên báo chí và của những người quen biết từng sống ở nhiều nước trên thế giới tôi chợt giật mình tự hỏi những gì lâu nay mình vẫn tự hào có phải là một sự huyễn hoặc hay ít ra đó là những đánh giá vội vàng, khiên cưỡng.

Chúng ta hãy bắt đầu bằng tính cần cù chịu khó: nếu chịu khó lang thang trong các quán cà phê có mặt ở khắp nơi từ phố xá cho đến thôn quê ta không khỏi ngỡ ngàng bởi có vô số người đủ mọi thành phần, lứa tuổi đang rất nhàn rỗi bên những ly cà phê (hoặc nước giải khát) bất kể là nắng hay là mưa, trong giờ hành chính hay ngoài giờ, ngày nghỉ hay ngày làm việc.

Trong số đó có rất ít người đến để bàn công việc mà chủ yếu họ đến để “giết” thời gian. Mà nào đâu chỉ có quán cà phê, ở các quán nhậu, quán bi-a cũng có những cảnh tượng tương tự. Hoặc có điều kiện thâm nhập vào các công sở hẳn sẽ không khó khăn lắm để mục sở thị không khí là việc uể oải, “câu giờ” của nhiều công chức nhà nước...Lúc đó chắc hẳn mọi người sẽ tự hỏi cái chất cần cù, siêng năng, chịu khó đang thật sự ở mức nào?

Còn với đức tính thông minh, sáng tạo thì chúng ta phải đặt vấn đề là có bao nhiêu phát minh khoa học, bao nhiêu giải pháp công nghệ của người Việt được thế giới công nhận? Trong tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục… có bao nhiêu phần trăm hàm lượng công nghệ mang nhãn hiệu made in Việt Nam?

Khó có câu trả lời thật chính xác nhưng ta có thể nói ngay rằng những thành quả đó là rất ít, thậm chí là không đáng kể. Thật đáng buồn hơn khi hiện tại chúng ta hầu như chưa làm chủ được các kỹ thuật công nghệ nguồn .

Sự thân thiện và hiếu khách của người Việt thì sao? Thật sự thì cũng khó đồng tình khi chúng ta thường xuyên nghe sự ta thán của không ít của du khách nước ngoài, các đối tác làm ăn kể cả các Việt kiều về việc các nhân viên hải quan, tiếp viên hàng không Việt Nam - những người được coi là tiếp tân của quốc gia, sao thường xuyên thiếu vắng nụ cười .

Cũng tương tự khi đến các công sở nhà nước, các bệnh viện, trên xe buýt… chúng ta cũng hiếm khi nhận được sự niềm nở ân cần. Rồi thì nạn chặt chém du khách, nạn chèo kéo, bu bám du khách ở rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước đã chứng minh điều ngược lại cho nhận định về sự thân thiện và hiếu khách.

Chưa kể một số mặt khác như kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm, ý thức cộng đồng, tính cầu thị và khả năng học hỏi của người Việt mình cũng không được đánh giá cao.

Nói như thế tôi không có ý định phủ nhận cũng như đánh giá thấp tất cả những đức tính tốt đẹp của tất cả người Việt mình, cũng không phải là một cách nhìn tự ti. Ở đâu đó và ở những thời điểm nào đó cũng có không ít con dân đất Việt đang hăng say miệt mài lao động sáng tạo và gặt hái được những thành công đáng ghi nhận.

Cũng có biết bao nhiêu con người dù trong gian khó vẫn lạc quan yêu đời, vẫn luôn luôn nở nụ cười đem lại cho cuộc sống này những gam màu tươi mát. Chỉ có điều nó chưa thật sự trở thành sâu rộng, phổ biến đến mức nổi bật và mang tính đại diện cho cả dân tộc.

Tuy nhiên tôi vẫn tin rằng tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam đều có sẵn những đức tính cần cù thông minh, sáng tạo và cũng cực kỳ thân thiện hiếu khách. Vấn đề là chúng ta phải làm sao gợi dậy được những đức tính đó.

Thế nhưng để làm sao cho những đức tính đó được bộc lộ, phát huy và lan tỏa một cách rộng khắp để trở thành như một thứ “quốc bảo” thì có lẽ còn quá nhiều việc phải làm.

Lê Quảng Đại
theo VNEXPRESS



Người Việt lãng phí của công
Trong thời gian vừa qua, hàng loạt các vụ lãng phí công được phanh phui trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến công chúng vô cũng phẫn nộ. Thế nhưng, trong khi chỉ trích sự lãng phí đó thì chính một bộ phận không nhỏ người dân cũng đang lãng phí của chung mà không biết.
>Cuộc sống mưu sinh về đêm ở Sài Gòn
Năm 2012 là một năm đầy khó khăn và thử thách của nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Tiết kiệm là một trong những biện pháp mà toàn thể người dân Việt đang thực hiện để chống lại cơn khủng hoảng.

Người Việt trẻ “tiên phong”
Điện thắp sáng bật suốt ngày, đêm, nước xả tràn trề - đó là hình ảnh không hiếm gặp ở các khu trọ của sinh viên hiện nay. Việc tiết kiệm những thứ như điện và nước là điều khó khăn với các một số người Việt trẻ. Họ nghĩ rằng tiền đã đóng thì phải được dùng cho “xứng đáng” với số tiền đó.

Tôi thấy tại một xóm trọ nhỏ có 7 phòng (toàn là sinh viên) ở Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội, chỉ riêng việc thắp sáng sân phơi chung và nhà vệ sinh (2 bóng tuýp) đã lên tới gần 30 số điện (kWh). Những sinh viên sống tại đây bật đèn nhà vệ sinh 24/24, đi vệ sinh xong không tắt.

Về tiền nước, ai cũng nghĩ chủ thu quá cao nên đối phó bằng cách xả nước vô tội vạ. Giặt quần áo, rửa rau, rửa bát… họ để nước xả tràn ra mà không thèm tắt.

Một sinh viên trường ĐH Mỏ - Địa chất trọ tại đây cho biết: “Một tháng họ thu tận 60.000 đồng /tháng điện thắp sáng và tận 50.000 đồng/tháng tiền nước. Quá cao! Nhưng tìm phòng trọ rất khó nên cắn răng chịu đựng. Vì thế, điện, nước cứ phải dùng thoải mái”.

Tại các trường trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, việc sử dụng điện làm sao cho tiết kiệm cũng không được những “chủ nhân tương lai của đất nước” chú ý. Tại các giảng đường, phòng học, đèn và quạt được bật ngay cả khi đã học xong, không ai tắt điện, tắt quạt khi ra về.

Rất nhiều giáo viên và giảng viên cũng góp phần làm trầm trọng sự lãng phí xã hội, máy chiếu bật cả khi không sửa dụng, đèn phòng nghỉ luôn sáng khi đã vào lớp dạy.

Bệnh lãng phí công cũng là vấn đề nhức nhối tại các cơ quan nhà nước và bệnh viện công. Đây là nơi làm việc của những người có trình độ học vấn cao trong xã hội, nhưng hiện tượng như “nấu cháo” điện thoại của cơ quan, phòng điều hòa ở 16 độ C… vẫn luôn tái diễn.

Hình ảnh nhức nhối tại một số bệnh viện là phòng của bệnh nhân thì nóng bức, ngột ngạt, trong khi đó tại phòng của bác sĩ, y tá thậm chí còn rất lạnh do bật điều hòa hết công suất.

Văn hóa ăn uống cũng biểu hiện ý thức thiếu tiết kiệm của người Việt. Những người nước ngoài đến Việt Nam thắc mắc rằng: “Tại sao họ (người Việt) luôn để lại một chút đồ ăn mà không dùng hết?”. Khi đi ăn buffet cũng vậy, mọi người lấy rất nhiều nhưng lại không ăn hết, nhìn những đĩa thức ăn thừa mà thấy thật xót xa.

Người Việt quan niệm lấy nhiều hay lấy ít thì cũng chỉ phải trả một số tiền như nhau, thế nên họ lấy cho thật sướng tay. Thành ra mới có chuyện đi ăn buffet ở Việt Nam cần phải đi sớm, nếu không sẽ chẳng còn gì để dùng.

Tiết kiệm: cần có một thói quen
Thói quen tiết kiệm làm nên một quốc gia hùng mạnh như nước Nhật ngày nay. Quan chức Nhật Bản mỗi khi đi công tác người ngoài, họ chỉ thuê nhà nghỉ bình dân, không bao giờ ở những khách sạn sang trọng.

Trong giai đoạn khủng hoảng năng lượng, mọi người run lập cập trong mùa đông vì không dám bật máy điều hòa đủ ấm là điều dễ bắt gặp ở các công sở. Để hình thành thói quen như vậy, người Nhật đã được giáo dục từ nhỏ, họ luôn ý thức được vai trò của việc tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm công đối với bản thân và đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm về tiết kiệm là: “Tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phải là bủn xỉn, mà những việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng”.

Mỗi người dân Việt cần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tạo một thói quen tốt như người Nhật. Chúng ta có thể tiết kiệm từng đồng bạc lẻ cho bản thân, thì tại sao lại không tiết kiệm cái chung của đất nước.

Không chỉ người trẻ mà tất cả mọi người hãy chung tay xây dựng một xã hội tiết kiệm không chỉ để vượt qua khó khăn hiện tại mà còn vì thế hệ tương lai. Hãy đừng để tiết kiệm nơi công cộng chỉ là khẩu hiệu.

Lê Hồng Thái
VNEXPRESS
Về Đầu Trang Go down
 

Đừng quá 'tự sướng' về phẩm chất người Việt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Những phẩm chất giúp con người thành công (1)
» Lý thuyết cách điệu Người, nhóm Người (theo chủ đề)
» Chat Yahoo trên điện thoại-Yo Yo chat
» Sản phẩm bài tập thiết kế nhãn mác lớp K1A - TKĐH
» Cách điệu hoa lá

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: ĐỒ HỌA - THIẾT KẾ :: Sáng tác - Thiết kế-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất