Chào mừng các bạn đến với diễn đàn lớp K1A-TKĐH ,ĐHSP Nghệ Thuật TW
Hãy đăng kí thành viên để cùng tham gia vào ngôi nhà chung của chúng tôi !
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN LỚP K1A-TKĐH _ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG !
');" onmouseout="hidetip();" href="">

Share | 
 

 Dac bieu kien truc (tham khao nhe cac ban)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
muidocmung

avatar

Nam Tổng số bài gửi : 31
Birthday : 16/02/1988
Join date : 22/03/2011
Age : 36
Đến từ : namdinh

Dac bieu kien truc (tham khao nhe cac ban) Empty
Bài gửiTiêu đề: Dac bieu kien truc (tham khao nhe cac ban)   Dac bieu kien truc (tham khao nhe cac ban) Icon_minitimeTue Mar 29, 2011 11:30 am





Môn học: Đạc biểu kiến trúc
(Số tiết: 45 tiết)

Chương 1
Định nghĩa - Yếu tố cấu tạo - Khái niệm

I - Định nghĩa kiến trúc

1.1. Kiến trúc là gì:
- Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian, là một trong những hoạt động sáng tạo quan trọng nhất để nhằm thoả mãn những yêu cầu sinh hoạt vật chất và văn hoá tinh thần của con người, để đáp ứng yêu cầu kiến trúc, xã hội, chính trị và kiến trúc còn là mang tính chất biểu tượng và biểu trưng.

* Các tuần tự công việc (4 công việc)
- Thiết kế, trang trí nội thất và thiết kế
- Kiến trúc đơn thể và quần thể công trình
- Hoạt động xây dựng đô thị
- Quy hoạch và tổ chức môi trường
* Hệ thống kiến trúc (4 hệ thống)
- Hệ thống không gian
- Hệ thống cấu trúc
- Hệ thống vỏ bọc
- Hệ thống giao thông

1.2. Kiến trúc và thiên nhiên
- Kiến trúc là sản phẩm của con người đạt được qua quá trình đấu tranh với thiên nhiên.
- Mối liên lệ cấu kiến trúc với thiên nhiên cần đạt đến một sự hài hoà vì nếu như yếu tố này lấn áp làm đổ vỡ yếu tố kia thì quy luật cân bằng sinh thái sẽ không còn đảm bảo.
- Lịch sử chứng minh rằng quá trình chinh phục thiên nhiên là quá trình loài người cố gắng thích ứng với nó chính vì thế kiến trúc được coi là một thiên nhiên thứ 2.

II - Các yếu tố tạo thành kiến trúc
Kiến trúc là một hoạt động sáng tạo đặc biệt nhằm tổ chức và tạo lập môi trường sinh hoat cho con người nhờ vào các phương tiện vật chất, kỹ thuật, nghệ thuật, nó cũng là kết quả của hoạt động này. Cơ sở của khái niệm môi trường kiến trúc đời sống là một không gian vừa tách rời vừa gắn bó với thiên nhiên.

* Có 3 yếu tố cơ bản tạo thành kiến trúc:
- Yếu tố công năng
- Kỹ thuật vật chất (vật liệu)
- Hình tượng kiến trúc

2.1. Công năng kiến trúc
Công năng là những yêu cầu đơn giản hoặc phức tạp những hoạt động của con người trong sinh hoạt văn hoá.
Cũng có thể nói công năng là sự đòi hỏi của tự nhiên hay của xã hội, một tập đoàn người của xã hội.
Trong công năng kiến trúc có những công năng sau:
- Công năng vật chất:
- chức năng sử dụng
- chức năng cấu trúc
- Công năng tinh thần:
- chức năng biểu hiện
- chức năng thông tin
+ Chức năng sử dụng: là chức năng đảm bảo sự tồn tại của con người về mặt thể chất, đảm bảo cho chúng ta ăn ngủ, đi lại ...
+ Chức năng cấu trúc: gắn bó với sự hiện diện vật lý bền vững ổn định chống lại sự phá hoại và gắn bó với các điều kiện để đảm bảo công trình.
+ Chức năng biểu hiện: gắn bó với sự tồn tại và phát triển tinh thần là những đặc điểm đặc thù của không gian kiến trúc thiết lập lên một trạng thái cảm xúc có lợi.
+ Chức năng thông tin: là công năng công dụng của kiến trúc đảm bảo sự nhận thức và liên kết đúng đắn của kiến trúc, đảm bảo cho sự tồn tại, giải thích, gắn bó với sự tư duy.

2.2. Vật liệu kết cấu và điều kiện kỹ thuật
Môi trường kiến trúc chỉ có thể hình thành được dựa trên cơ sở vật liệu xây dựng và phương thức kết cấu xây dựng, xã hội càng phát triển thì vật liệu càng mới và phương thức kết cầu mới sẽ phát triển nhiều hơn dựa trên kiến trúc ngày một mạnh mẽ hơn.

2.3. Hình tượng kiến trúc và những khái niệm về hình thức
Nói đến hiện tượng kiến trúc tức là nói đến sự lôi cuốn, sức truyền cảm, sự sang trọng, tính duyên dáng, sự yên tĩnh, hay cảm giác động thái, chất thơ, vẻ trữ tình, sự mạnh mẽ, vẻ dịu dàng và tính thể khối, vẻ nhẹ nhàng... Tuỳ từng đối tượng kiến trúc cụ thể mà công trình phải đạt được một số trong những hình tượng kiến trúc nói trên.
Hình tượng gắn bó với hình thức, hình thức khái quát thành một số khái niệm như sau:
+ Hình thức đặc trưng bằng hình dáng hình học độ lớn, màu sắc, tổng quan, vị trí trong không gian, chiều hướng, sự bất động hay là tính ổn định.

* Để cảm thụ hình thức bằng mắt phải có một số điều kiện:
- Góc nhìn
- Khoảng cách
- Sự liên tục thụ cảm
- Khung cảnh vật lý

* Sự biểu hiện của kiến trúc được thực hiện qua các thành phần trừu tượng của kiến trúc. Mục đích cuối cùng của kiến trúc qua các thông tin:
- Hình thức là đối tượng cảm thụ
- Thông tin hình thức như một phương tiện liên hệ giữa người và người trong môi trường sống, thể hiện nội dung truyền đạt cái mà người hướng tới.
Mặc dù hình thức gắn với kết cấu, cầu tạo và với vật liệu, vật chất xây dựng, nó vẫn có tính độc lập riêng và tác động trở lại đơn vị cấu trúc. Dù hình thức gắn bó với cấu trúc và vật liệu, thì sự độc lập của hình thức vẫn thể hiện qua những nguyên lý, qui luật đặc biệt của nghệ thuật tổ hợp. Kiến trúc sẽ câm lặng nghèo nàn nếu không tuân theo những qui luật của thẩm mĩ những tổ hợp kiến trúc. Đó cũng là lý do đòi hỏi người làm nghệ thuật gắn bó lâu dài với môn học đạc biểu kiến trúc những thẩm mĩ học.
Đối với những người dân công tác khác nhau, ngành nghề khác nhau thì sự giáo dục về thưởng thức thẩm mĩ cũng phải coi trọng. Muốn cảm thụ nghệ thuật thì con nguời phải có học vấn về nghệ thuật. Mặt khác bản thân nghệ thuật kiến trúc cũng là những người thầy vì nghệ thuật có tác dụng dạy dỗ truyền cảm và giáo dục con người.
Do vật, một tác phẩm kiến trúc không bao giờ là một tác phẩm nghệ thuật thuần tuý khác với các ngành nghệ thuật khác là đi miêu tả con người điển hình thì kiến trúc bằng ngôn ngữ riêng của mình có thể tạo ra một sức truyền cảm và lôi cuốn riêng mà những ngành nghệ thuật khác không có vì thế kiến trúc có phạm vi ảnh hưởng khá lớn.
Chúng ta quan niệm kiến trúc là một môi trường bao gồm 4 cực:
- Không gian
- Công năng
- Hình thức
- Kỹ thuật
Có mối liên hệ hữu cơ với nhau

III - Bài tập về nhà
Vẽ ký họa trên khổ giấy A4 một hình tượng kiến trúc: công trình, tượng đài, góc phố... mà em tâm đắc.


muidocmung (st)


Chương 2
Ngôn ngữ đạc biểu kiến trúc

* Các tác phẩm của ngôn ngữ đạc biểu kiến trúc bao gồm:
- Các hình thái hình học: điểm, tuyến, diện và khối
- Không gian và thời gian
- Ánh sáng, bóng đổ, màu sắc, chất liệu và cấu tạo vật chất
- Sự kết hợp ngôn ngữ kiến trúc với ngôn ngữ các ngành nghệ thuật tạo hình và các ngành nghề khác.

I - Thành phần hình học trong đạc biểu kiến trúc:
Điểm, tuyến, diện và khối là những yếu tố hình học có khả năng tạo ra sức biểu hiện, tất cả những hình thái nghệ thuật nói chung đều hiểu là những yếu tố cơ bản của hình thức, cội nguồn của hình thức và những hình thức này xuất phát từ một điểm.
Điểm là nguồn gốc ban đầu chỉ một vị trí, điểm trở thành tuyến sẽ có chiều dài, chiều rộng và chiều sâu. Một diện ngoài chiều dài và chiều rộng còn có hình dáng, diện tích, phương pháp.
Những hình thái hình học tuyến và diện trong ngôn ngữ đạc biểu kiến trúc

1.1. Điểm
Điểm trong đạc biểu kiến trúc để chỉ một địa điểm hay một vị trí trong không gian, điểm không có phương hương nhưng có tính tập trung cao. Điểm là thành phần cơ bản cội nguồn của hình thức của trang trí bố cục, điểm được coi như dấu hiệu điểm mút của một đường thẳng, là tâm điểm của một trường hay một diện.
Điểm được nhận thức một cách mạnh mẽ khi nó được đặt trong một vị trí thích đáng của trường nhìn ở giữa một phạm vi khi đó nó mang tính ổn định và thư giãn nghỉ ngơi đồng thời nó có khả năng tổ chức và sắp xếp các thành phần xung quanh và chính nó nổi bật lên.
Khi điểm rời khỏi vị trí trung tâm có nghĩa là lệch tâm trường nhìn trở lên năng động và một sức căng thị cảm, qua hai điểm có thể xác định được một trục, hai điểm còn có thể sử dụng để đánh dáu một lối vào và tạo lên một trục thẳng góc với hai điểm làm thành lối vào đó.

1.2. Tuyến:
Một điểm được kéo dài sẽ tiến tới trở thành tuyến, tuyến này có chiều dài nhưng không có chiều rộng và cũng không có chiều sâu, nhưng tuyến vẫn phải có chiều dày để trông thấy được tuyến có thể rụt rè, căng thẳng hay êm đểm. Tuyến có phương hướng nhất định tuyến ngang thể hiện sự cân bằng nghỉ ngơi, tuyến chéo gây cảm giác năng động.

1.3. Diện:
Một tuyến trải dài theo một hướng sẽ tạo ra thành một diện, diện có chiều dài và chiều rộng nhưng không có chiều sâu.
Diện trở thành một yếu tố then chốt trong đạc biểu kiến trúc với tư cách là yếu tố giới hạn của một không gian
Các diện trong đạc biểu kiến trúc là:
- Bình diện tường là những bình diện bao quanh là những bình diện tạo thành không gian một cách tích cực nhất còn gọi là bình diện thẳng đứng.
- Bình diện bằng còn gọi là bình diện nền hay bình diện cơ sở là những nền tảng, là chỗ dựa cho hoạt động con người bên trong công trình.
- Bình diện trần hay mái (bình diện nâng cao) là thực thể vật liệu xây dựng làm thành trần hay mái để bảo hộ kiến trúc chống lại điều kiện khí hậu.

1.4. Khối
Một bình diện chuyển động sinh ra một khối trên phương diện khái niệm khối có ba chiều dài, rộng, sâu. Khối có thể phân tích và chia cắt ra thành:
- Điểm (góc) là nơi hội tụ của người bình diện
- Tuyến (cạnh) là nơi của hai bình diện gặp nhau
- Diện (diện tích) là giới hạn của một khối
Khối có ba chiều có thể đặc hoặc không đặc. Một không gian có thể được biểu hiện bằng một khối đặc hoặc là một không gian trống được đóng kín bằng những bình diện.
* Các hình khối cơ bản (Platon) bao giờ cũng là những hình khối có sức khái quát cao nhất.

II - Các hệ thống tổ chức không gian đạc biểu kiến trúc
Không gian kết hợp những thực tại của chúng ta qua hình khối của nó, chúng ta cảm thụ hình thức, chúng ta nghe âm thanh, chúng ta thấy hương vị không gian cũng là bản chất mặc dù nó vô hình. Không gian được nắm bắt được tổ chức bởi thành phần hình thức đặc biểu kiến trúc. Không gian có 5 loại:
- Không gian tuyến tính
- Không gian tập trung
- Không gian tán xạ
- Không gian họp nhóm
- Không gian mạn lưới

2.1. Tổ chức không gian tuyến tính
Tổ chức không gian tuyến tính chứa đựng một loạt những không gian khác nhau hoặc gần nhau.

2.2. Tổ chức không gian tập trung
Tổ chức không gian tập trung có tính chất không định hướng, tính chất của tổ chức không gian tập trung là đậm đặc, chặt chẽ thiết lập những vị trí quan trọng trong không gian.

2.3. Tổ chức không gian tán xạ
Là một sự kết hợp đồng thời giữa tổ chức không gian tuyến tính và tập trung

2.4. Tổ chức không gian hợp nhóm
Là sử dụng vuệc nối ghép liên tục một cách dàn trải giữa không gian nọ với không gian kia. Tổ chức hợp nhóm rất thoải mái không cứng nhắc có thể thêm hay bớt một số hình thức.

2.5. Tổ chức không giang mạng lưới ô vuông
Mạng lưới ô vuông được hình thành không kiến trúc bằng khung cột và dầm nếu có phần không gian mạng mang tính chất âm thì cũng có phần không gian mang mang tính chất dương trong không gian mạng lưới ô vuông rất nhiều hình thức được tổ chức một cách rõ ràng.

III - Mối liên hệ giữa các không gian

3.1. Không gian trong một không gian
Một không gian lớn có thể lưu giữ trong nó những không gian nhỏ hơn

3.2. Không gian kế cận
Sự kế cận là dạng phổ biến nhất của không gian chính vì vậy bình diện ngăn cách giữa hai không gian có tính chất rất quan trọng.

3.3. Không gian hoà nhập
Một sự hoà nhập không gian thể hiện ở hai không gian có một phần chung.

3.4. Hai không gian được nối liền bởi một không gian chung
Hai không gian đặt cách xa nhau có thể được nối liền với nhai bởi một không gian thức ba, sự liên quan chung của hai không gian sẽ phụ thuộc vào tính chất của không gian nối liền.

IV - Ánh sáng, bóng đổ, màu sắc, chất cảm và hoa văn của vật liệu

Gót nối: cái nhìn được đặt trên vị trí đầu tiên trong trật tự của các cảm giác
- Trong các yếu tố trên thì ánh sáng là người phát ngôn số một, ánh sáng cùng bóng đổ hỗ trợ nhau duyên dáng không gian hai chiều và nổi bật không gian ba chiều.
- Tiếp theo màu sắc là một thành phần ngôn ngữ của đạc biểu kiến trúc, màu sắc có thể là màu tự nhiên của vật liệu (nhưng màu sắc chỉ có thể sống động khi có ánh sáng)
- Hai yếu tố chất cảm và hoa văn của vật liệu là yếu tố có sức mạnh trong ngôn ngữ đạc biểu kiến trúc.
VD: bê tông trần, gạch không chát... đến gây ra những tác động khác nhau và truyền cảm riêng. Tính chất đặc, tính thô giáp, tính trơn... gây nên những đạc biểu riêng trong kiến trúc.
VD: + Chất cảm của đá gây nên cảm giác vững trãi và ổn định
+ Chất cảm của gạch trần xây không chát gây một cảm giác ngăn nắp khe chuẩn
+ Chất cảm của bê tông trần gây cảm giác thô mộc chắc chắn.
+ Chất cảm của thép gây cảm giác chắc gọn
+ Chất cảm của sứ gây cảm giác mượt mà
+ Chất cảm của kính gây cảm giác trong suốt và mượt mà
* Hoa văn của vật liệu gây cảm giác sang trọng

V - Sự kết hợp ngôn ngữ đạc biểu kiến trúc với ngôn ngũ các ngành nghệ thuật tạo hình và phi tạo hình

- Các ngành nghệ thuật tạo hình:
Điêu khắc, hội hoạ, mỹ thuật công nghiệp
- Phi tạo hình:
Văn học, âm nhạc, múa...
Những ngành nghệ thuật tạo hình và phi tạo hình làm giàu thêm ngôn ngữ đạc biểu kiến trúc bằng cách đóng góp thêm vào đó ngôn ngữ của mình.
VD: Sức biểu hiện của đạc biểu kiến trúc tăng lên rất nhiều với sự đóng góp của điêu khắc, hội hoạ hoành tráng, phù điêu, tranh tường cũng như các hình thức mỹ thuật công nghiệp.
Những hình thức tuyên truyền bằng bảng biểu, panô, quảng cáo, ánh sáng điện cũng làm tăng sự biểu hiện của kiến trúc lên rất nhiều.
VD: Chùa Tây Phương 70-80 pho tượng tròn đã trở thành kiệt tác nói lên sự kết hợp giữa kiến trúc và điêu khắc cổ của Việt Nam.
Một toà nhà sẽ được tăng sức truyền cảm mạnh mẽ bằng việc kết hợp các thành phần kiến trúc khác như: cờ đỏ, đèn chiếu trên mái, panô, áp phích, thông qua những phương tiện đó kiến trúc có những hiện tượng độc đáo.
Ở nhiều nước tranh tường và các hình thức mỹ thuật công nghiệp đều rất phát triển. Có thể thấy sự kết hợp của những ngành mỹ thuật này ở bất cứ nơi nào: trên quảng trường, trên đường phố, trong các công trình chính trị, văn hoá, xã hội, trường học, đại hội.
Với những loại hình nghệ thuật phi tạo hình như văn học, âm thanh cũng góp phần đáng kể cho việc bảo hành các công trình kiến trúc đặc biệt là những công trình kỷ niệm. Hàng chữ xúc tích ngắn gọn trên những bức tường bê tông, những bản chuông nguyên hay một hồi nhạc... đều có tiếng nói chung làm cho tình cảm thêm lắng đọng nỗi nhớ tiếc thêm sâu xa hoặc lòng căm thù thêm mạnh mẽ.

VI. BTVN:
Sáng tác một mẫu cổng công viên (chỉ yêu cầu vẽ mặt đứng hoặc phối cảnh) bằng bút chì hay bút sắt có thể điểm thêm màu cho sinh động.


muidocmung (st)


Chương 3
Thẩm mỹ đạc biểu kiến trúc

Những yếu tố liên quan đến khái niệm thẩm mỹ đạc biểu kiến trúc bao gồm:
- Hình ảnh đạc biểu kiến trúc, bộ phận và tổng thể đạc biẻu kiến trúc
- Cá tính , đặc điểm và phong cách của đạc biểu kiến trúc
- Truyền thống và đổi mới
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong nghệ thuật

I - Hình ảnh đạc biểu kiến trúc, bộ phận và tổng thể đạc biểu kiến trúc

1.1. Hình ảnh
Hình ảnh kiến trúc phản ánh nhận thức của con người đối với một đối tượng kiến trúc.
Hình ảnh đạc biểu kiến trúc qua con đường tiếp thu bằng thị giác sẽ đem lại những giá trị biểu hiện và giá trị thông tin nếu kiến trúc là một tác phẩm đúng nghĩa của nó. Các đối tượng đạc biểu kiến trúc với không gian ba chiều và dưới tác động của thời gian sẽ đem đến một chuỗi hình ảnh liên tục ở ngoại thất và nội thất.
Các ngành nghệ thuật khác nắm bắt hiện thực qua một hình ảnh, một ảo ảnh, một dáng vẻ bề ngoài.
Còn kiến trúc là hiện thực thể hiện là phương tiện phục vụ và quá trình tổ chức hiện thực. Nghiên cứu một đối tượng đạc biểu kiến trúc ta thấy nó có các bộ phận mà không bao giờ là một cơ cấu đơn nhất.

1.2. Bộ phận
Các bộ phận của một công trình kiến trúc bao gồm: Móng, tường, sàn, mặt, mái, cầu thang, hành lang, lôgia, hiên, cửa sổ, cửa đi...
Tường có những bộ phận như: gạch, vữa, lớp chát...
Ngôi nhà là một bộ phận của hệ thống không gian kiến trúc đó là một nhóm nhà ở hoặc một tiểu thu nhà.

1.3. Tổng thể
Bộ phận và tổng thể trong đạc biểu kiến trúc khác như một bông hoa gồm những cánh hoa và đài hoa không phải tạo thành một cách ngẫu nhiên mà phải theo một qui luật thẩm mỹ cấu trúc gọi là nguyên lý tổ hợp đạc biểu kiến trúc.

II - Cá tính, đặc điểm và phong cách của đạc biểu kiến trúc

2.1. Cá tính
Cá tính của đạc biểu kiến trúc được xác định bởi hai loại đặc trưng một là nó nằm chung trong một loại kiến trúc thuộc một loại hình và hai là trên những cái tương tự có những nét đặc trưng riêng. Như vậy cá tính của đạc biểu kiến trúc là trên cơ sở những cái chung thể hiện được những cái riêng.
Cá tính gắn bó với sự đánh giá những điểm nổi bật những giá trị của tác phẩm.

2.2. Đặc điểm
Đặc điểm hay là những nét đặc trưng đạc biểu kiến trúc mang lại nội dung là sự đề cập đến một thời đại một trào lưu nghệ thuật đến một vùng hay một khu vực và đến đặc điểm tác phẩm của mỗi tác giả.
Đặc điểm không gắn bó với sự so sánh nó có thể đứng một mình nhưng nếu để các đặc điểm cạnh nhau nó nổi lên sự khác nhau và so sanh tương quan.

2.3. Phong cách
Phong cách đạc biểu kiến trúc gắn liền với cá tính và đặc điểm phong cách có ý nghĩa rộng lớn, phhong cách đạc biểu kiến trúc có thể chỉ ra những bước phát triển kiến trúc trong một thời gian nhất định, trong một khu vực địa lý nhất định với các chương trình và một loạt tác phẩm có chung một đặc điểm của các nghệ sĩ, phong cách đạc biểu kiến trúc theo nghĩa rộng đại diện cho cả một nền văn minh của một thời đại như: phong cách Bilăngtin, phong cách rôman, phong cách gôtích, phong cách văn nghệ phục hưng và phong cách chủ nghĩa cổ điển... Phong cách theo nghĩa rộng trên đây không đồng nghĩa với phong cách theo nghĩa hẹp. Phong cách theo nghĩa hẹp dùng để chỉ phong cách làm việc, phong cách sáng tác của người nghệ sĩ, kiến trúc sư. Ở đây phong cách nghệ sĩ có nghĩa là những gì đặc sắc có tính chất riêng tư bộc lộ bản lĩnh sáng tác trong tác phẩm của tác giả, chính chất riêng tư này làm nên tác phẩm.

III - Truyền thống

3.1. Truyền thống
Truyền thống là tổng hợp những giá trị sáng tác của lịch sử kinh nghiệm tích luỹ qua nhiều thế hệ. Truyền thống được biểu hiện qua văn hoá, bản thân văn hoá lại có văn hoá khu vực, văn hoá dân tộc, văn hoá tiều vùng hoặc có thể có văn hoá vĩ mô và có văn hoá vi mô.
VD: Miền Bắc có văn hoá lúa nước, ở Tây Nguyên có văn hoá cồng chiêng, ở Tây Bác có văn hoá Tây Bắc...

3.2. Đổi mới
Đổi mới là hiện tượng nảy sinh khi tình hình xã hội thay đổi nếu sự thay đổi đột ngột và sâu sắc đổi mới co thể xung khắc với truyền thống và về mặt nghệ thuật có thể ít nhiều có sự quá khích.
Vào thời kỳ ra đời nền kiến trúc hiện đại đã có ít nhiều những sự va chạm giữa truyền thống và đổi mới cho nên đối với trào lưu có tính chất tiến bộ đôi lúc cũng có những khủng hoảng. Như vậy ý nghĩa chân chính của danh từ đổi mới có nghĩa là đổi mới không bắt đầu từ hư vô, từ một khoangt không nào đó mà bắt đầu từ truyền thống do đó truyền thống và đổi mới đòi hỏi phải có một sự kết hợp hài hoà giữa bản sắc dân tốc và yêu cầu hiện đại, khái niệm quan trọng mà đạc biểu kiến trúc đã đang và sẽ phải nghiên cứu có một mối liên hệ hữu cơ giữa truyền thống và đổi mới.

IV - Sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong nghệ thuật

Trong nghệ thuật thường xuất hiện một hiện tượng gọi là tính ghép đôi hay là những cặp phạm trù đối lập. Đó là tính ghép đôi của:
- Nghiêm túc và phóng thoáng
- Âm và dương
- Động và tĩnh
- Mạnh mẽ và nhẹ nhàng
Đặc biệt chúng ta phải xem xét đến tính ghép đôi của hình thức và hậu cảnh và đề cập đến sự thống nhất của hai mặt đối lập này. Trường nhìn của chúng ta thường được tạo thành bởi những yếu tố dị chất và có sự khác nhau về kích thước, hình dáng, màu sắc để hiểu rõ các cấu trúc của một trường nhìn chúng ta phải tôe chức được các thành phần sẵn có với hai loại hình đối lập nhau và các thành phần tích cực nhận thức, hình thức, hậu cảnh phông nền.
- Hậu cảnh: là nơi chứa đựng hình thức. Trên thực tế chúng ta cần hiểu rõ ràng những yếu tố tích cực tức là hình thức chỉ thu hút sự chú ý của mọi người khi có một hậu cảnh tương phản thích hợp. Vậy chỉ khi có sự tương quan thích hợp giữa hình thức và hậu cảnh mới xuất hiện quả thẩm mỹ.

V - Hình và nền

Lý luận và quan hệ hình và nền bao gồm ba phần:
- Lý luận chung về quan hệ hình và nền
- Quan hệ hình - nền trong đạc biểu kiến trúc
- Quan hệ hình - nền trong thiết kế
Khái niệm lý luận này có mục tiêu lớn lao là đạt được sự thăng bằng, hài hoà trong đạc biểu kiến trúc
Từ lý luận ta làm quen và thành thạo trong thao tác thiết kế xử lý mối quan hệ hình - nền.
VD: Vời một hình thức trong không gian đầu tiên ta tô đậm hình thức để trắng không gian sau đó làm ngược lại nếu thấy các mối quan hệ đạt đến sự cân đối như vậy ta đã đạt đến thành công.

VI. BTVN:
Trang trí một hình tròn hoặc vuông hoặc tam giác đều sử dụng đối lập giữa đen và trắng sao cho có ý nghĩa nhất giữa hai mảng đối lập thể hiện trên khổ giấy A4.


muidocmung (st)

Chương 4
Tổ hợp đạc biểu kiến trúc

Định nghĩa:
Tổ hợp kiến trúc là những nguyên tắc để hình thức kiến trúc có thể kết hợp thành một khối có tính thống nhất và hài hoà, thành phần tiêng của nó bên trong cũng như bên ngoài để đạt được những yêu cầu về công năng kiến trúc kỹ thuật, thẩm mỹ và kết cấu.
Tổ hợp kiến trúc hay là bố cục kiến trúc để tạo nên cái đẹp trong đạc biểu kiến trúc là phương tiện mô tả nội dung tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm, nó góp phần biểu đạc sáng tỏ chủ đề của tác phẩm.
Nghiên cứu tổ hợp đạc biểu kiến trúc gồm các quy luật:

I - Quy luật thống nhất và biến hoá

Nguyên tắc cơ bản nhất, khái quát nhất của việc hình thành sức biểu hiện nghệ thuật của một tác phẩm kiến trúc là vừa thống nhất, hài hòa vừa biến hóa, đa dạng.
Tác phẩm kiến trúc mất đi tính toàn vẹn, cũng như một cơ thể sống có các bộ phận không liên quan chặt chẽ đến nhau.
Một công trình kiến trúc thành công cần đạt được sự hài hòa giữa yêu cầu thích dụng (utilias), bền vững ( firmitas) và mỹ quan (venustas).

II - Các khái niệm

2.1. Tương phản và vi biến
- Tương phản: là sự khác biệt về không gian, độ lớn. Sự chênh lệch về độ lớn càng mạnh người nhìn có cảm xúc mãnh liệt. Tương phản có thể khác biệt về màu sắc.
- Vi biến: là hai trang thái của một thuộc tính. Vi biến là sự tương phản nhẹ chuyển biến dần dần, khác biệt nhau rất ít như sự chuyển dần thu nhỏ hình khối. Bút pháp thiết kế có trình độ sẽ dẫn đến hiệu quả tốt cho sự thể hiện tương phản và vi biến. Nếu chỉ sử dụng vi biến sẽ tạo ra sự buồn tẻ

a, Tương phản và vi biến trong kích thước, hình dáng và chiều hướng
Kích thước, hình dáng, chiều hướng có thể tạo thành bởi những yếu tố hình học đặc trưng cho ngôn ngữ kiến trúc là khối, diện, tuyến tạo thành hình tượng kiến trúc giàn sức thể hiện qua tương phản và vi biến

b, Tương phản và vi biến trong rỗng và đặc, hở và kín
Những bộ phận đặc của kiến trúc là những mảng tường, những phần rỗng của kiến trúc là những ô cửa, hành lang tác động vào cảm giác của con người gây nên những cảm giác khác nhau.

c, Tương phản và vi biến của màu sắc, chất cảm và bóng
- Bóng: là do một nguồn sáng gây ra gồm có bóng đổ và bóng bản thân sản sinh ra ấn tượng mỹ cảm cũng như màu sắc vật liệu.
- Màu sắc: với sự tương phản và vi biến bao gồm hai nội dung:
+ Tương quan giữa hai màu và phải phù hợp giữa hai màu với nhau.
+ Sắc độ và độ đậm nhạt của màu sắc. Độ đậm nhạt chênh lệch nhau mạnh gây ra sự tương phản và độ đậm nhạt chênh lệch nhau nhẹ, chuyển sắc từ từ tạo ra sự vi biến.
- Chất cảm: của các loại vật liệu với các hoa văn của nó, với độ trơn hoặc nhám của nó được sử dụng thì tương phản, khi thì vi biến tạo nên những hiệu quả thẩm mỹ của nó

2.2. Vần luật và nhịp điệu, sự cắt đoạn của nhịp điệu
- Vần luật là phương tiện quan trọng trong nghệ thuật tổ hợp kiến trúc, thiếu nó công trình kiến trúc câm lặng, thiếu sức sống, quần thể kiến trúc trở nên vô tổ chức.

a, Vần luật liên tục
Là vần luật sinh ra do sự sắp xếp lại một cách liên tục của một loại hoặc một số loại thành phần cơ bản.
Nếu sự lặp lại đó do một thành phần cơ bản đặt cạch nhau ta có vần luật liên tục đơn giản. Nếu sự lặp lại đó được tiến hành với hai hay một số thành phần ta có vần luật liên tục phức tạp

b, Vần luật tiệm biến
Là vần luật thay đổi dần dần một cách có quy luật để chỉ loại vần luật lớn dần đều hoặc nhỏ dần đều của các yếu tố kích thước (lớn đến nhỏ và ngược lại), (màu sắc nóng đến lạnh), (chất liệu to đến nhỏ)....

c, Vần luật lồi lõm
Là vần luật giao động hình sóng, đồng thời tăng và giảm theo một quy luật.
Vần luật tiêm biến tăng hoặc giảm đều biến đổi từ từ trong khi vần luật lồi lõm tăng giảm theo một biên độ khác nhau gây ra cảm giác lên xuống rõ ràng.

d, Vần luật giao thoa
Vần luật giao thoa được tạo thành những thành phần kiến trúc đan chéo nhau tạo nên. Sự đan chéo này có thể do hình khối, không gian hoặc các chi tiết đan chéo nhau tạo nên. Vần luật giao thoa không khác các loại vần luật khác có tính chất triển khai theo một hướng mà vần luật giao thoa tạo nên sự đan chéo nhau theo hai hướng đứng và ngang tạo thành hiệu quả đa hướng.
Vần luật giao thoa có thể thấy trong bố cục hình khối không gian, một công trình kiến trúc có thể thấy trên mặt đứng của một công trình kiến trúc hoặc cũng có thể thấy trên một bộ phận của trang trí nội thất

2.3. Chủ yếu và thứ yếu
Hiệu quả thẩm mỹ thống nhất và hài hoà dễ đạt được nếu trong bản thân một công trình hoặc một quần thể công trình kiến trúc có thành phần chủ yếu và thứ yếu. Hai yếu tố chủ yếu và thứ yếu có mối liên hệ thống nhất và có sự khác nhau giữa chúng.
Phương tiện cụ thể để tạo thành mối liên hệ hợp lý giữa chủ yếu và thứ yếu là hai cách sau:
- Sử dụng thủ pháp tương phản (tương phản về hình khối và chênh lệch về độ cao)
- Bố trí trục chính và sắp xếp vị trí công trình trên trục chính làm tác phẩm chủ yếu.

* Khái niệm vần luật và nhịp điệu gắn bó chặt chẽ với tổ chức thành phần kiến trúc tuỳ theo việc bố trí các thành phần bằng nhau hay khác nhau ta đạt được tính phương hướng, cảm giác trượt, cảm giác động.

2.4. Trọng điểm
Trong đạc biểu kiến trúc phải có tính trọng điểm để tăng hiệu quả đa dạng loại bỏ sự đồng nhất đơn điệu. Tuy vậy trang trí phải có chừng mực nếu không sẽ gây một hiệu quả phức tạp không còn giữ được tính chất trật tự của một công trình.
Trọng điểm một đạc biểu kiến trúc có thể được tổ chức, trang trí bằng những cách sau:
- Dùng hiệu quả của sự tương phản (khối, diện, màu sắc)
- Dùng trang trí, điêu khắc
- Dùng các đường nét hình học, ánh sáng điện để hướng dẫn tầm mắt về khu vực trọng điểm.

2.5. Liên hệ và phân cách
Liên hệ và phân cách giữa các thành phần đạc biểu kiến trúc có tầm quan trọng trong việc hình thành hiệu quả thống nhất và biến hoá. Liên hệ và phân cách bao giờ cũng đi đôi với nhau.
- Liên hệ và phân cách của không gian hình khối được xét ở ba khía cạch:
+ Giữa các không gian hình khối với nhau; giữa nội thất và ngoại thất; giữa các không gian nội thất với nhau.
+ Liên hệ và phân cách của tổ hợp mặt đứng và cấu kiện kiến trúc. Trong tổ chức mặt đứng và cấu kiện vấn đề tổ chức liên hệ quan trọng và hay dùng hơn là vấn đề tổ chức ngăn cách.
VD: giữa cột và bộ nhà khi thiết kế người xưa thường dùng bệ cột để liên hệ còn trong kiến trúc hiện đại thì liên hệ giữa các thành phần kiến trúc được liên hệ bằng những tuyến và mặt phẳng, sự nối tiếp và xen kẽ xuyên cắt giữa chúng vào nhau đưa đến một hiệu quả mỹ thuật ổn định.


muidocmung (st)

Chương 5
Qui luật cân bằng và ổn định
Tỷ lệ và tỷ xích - Modunlor trong đạc biểu kiến trúc

1. Qui luật cân bằng và ổn định
Tất cả mọi vật tồn tại được trong thiên nhiên đều phải phù hợp với qui luật trọng lượng phải có một thể đứng cân bằng và ổn định. Trong đạc biểu kiến trúc cân bằng và ổn định thể hiện trên mặt bằng, mặt đứng và hình khối. Cân bằng, ổn định gắn bó với khái niệm đối xứng và không đối xứng.
- Đối xứng là sự lặp lại các thành phần khác nhau qua một trục, qua một điểm, không đối xứng là các tổ hợp không có tính chất đối xứng nói trên.
- Trong trường hợp đối xứng người ta có thể đạt được hiệu quả thăng bằng, đi đôi với nó là sự ổn định phù hợp với các qui luật trọng lượng, gây cảm xúc mạnh mẽ.
(Sinh viên tự cho một khái niệm đối xứng qua điểm và qua trục)

2. Tỷ lệ và tỷ xích
Tỷ lệ và tỷ xích là những yếu tố quan trọng để đạt đến hiệu quả thống nhất và hoàn chỉnh biến hoá và hài hoà.
- Tỷ lệ là mối quan hệ giữa ba chiều của một cấu kiện, một thành phần đạc biểu kiến trúc, nó cũng là độ lớn tương quan giữa một bộ phận với toàn bộ công trình.
- Tỷ xích là khái niệm để chỉ mối tương quan giữa kích thước các bộ phận đạc biểu kiến trúc, kích thước tổng thể kiến trúc với kích thước con người, đạc biểu kiến trúc không có tỷ xích con người sẽ cảm thấy lạ lùng, bỡ ngỡ, kỳ quặc và có ấn tượng mỹ cảm.
Như vậy đạc biểu kiến trúc có được vẻ đẹp hấp dẫn của nó là do nó có tỷ lệ hài hoà và tỷ xích thích hợp.

3. Hệ thống Môđunlor
Môđunlor là một tập hợp những thông số phù hợp với kích thước cơ bản của con người biểu hiện dưới dạng hình học những tư thế của con người cao dần từ ngồi đến đứng, đứng dơ tay từ đó có thể cho thấy kích thước các thiết bị cần thiết liên quan đến đạc biểu kiến trúc.
Môđunlor là hệ chuẩn tỷ lệ rất độc đáo xuất phát từ những kiến trúc cơ bản của con người. Mục đích của Môđunlor là trên cơ sở hệ thống phong phú, tuỳ từng trường hợp có thể chọn ra qui cách và thông số cho đạc biểu kiến trúc.
- Tỷ lệ vàng là tỷ lệ của một hình chữ nhật có cạnh góc là 3 và 4, tỷ lệ huyền là 5.

Trong đạc biểu kiến trúc sử dụng chuẩn Môđun và tỷ lệ vàng có thể thoả mãn được những điều cần thiết sau:
- Kiến trúc từ tổng thể đến chi tiết đều có thể kết hợp mật thiết với tầm vóc con người.
- Hình thức kiến trúc hoàn toàn có khả năng tạo nên tương quan những tỷ lệ đa dạng biến hoá và hài hoà thống nhất.
- Thích hợp với công nghiệp hoá xây dựng, thi công lắp ghép cùng với việc dùng những chỉ số cơ bản tối thiếu mà vẫn đạt được những khả năng đa dạng tối đa.

4, Quy luật về thị giác
4.1. Thụ cảm đạc biểu kiến trúc
Những quy luật đặc biệt về thị giác bao gồm hai khía cạnh là những cảm giác sai lệnh khi nhìn một công trình, thứ hai là sự biến hình phối cảnh thu nhận trong không gian, không đúng như thực tế.

4.2. Sửa đổi ấn tượng
Khi nhận thức một đạc biểu kiến trúc sẽ phiến diện nếu chỉ đánh giá riêng lẻ mà không đưa vào thực hiện, hoàn cảnh ở đây rất quan trọng nếu công trình rộng lớn thì khung cảnh nhỏ đi và ngược lại.
- Vấn đề biến hình phối cảnh: hiệu quả phối cảnh có nghĩa là nhìn, chiêm ngưỡng công trình dưới các góc độ khác nhau.
Cách vẽ phối cảnh trong kiến trúc cho phép ta thu nhận các hình tượng cụ thể hay một góc kiến trúc trong chừng mực nào đó.
Giải pháp xử lý một tác phẩm trong đạc biểu kiến trúc để làm nền cho sự kết hợp hài hoà chung của hình thể cho khái niệm trồng nền và phụ trợ rất quan trọng trong đạc biểu kiến trúc.

5. Qui luật về đối chiếu và liên tưởng
Đạc biểu kiến trúc có xu hướng vươn tới nắm bắt cái đẹp, vì vậy tạo nên những ấn tượng bay bổng trong sáng, tươi vui rất quan trọng trong sáng tác và thụ cảm đạc biểu kiến trúc. Hiệu quả trên đạt được từ tác phẩm bằng cách toát lên trong nội dung tư tưởng, tính cách và phong thái của kiến trúc đó.
Đối chiều và liên tưởng được hình thành trước hết từ sự so sánh với các hiện Stượng tự nhiên.
VD: - Kiến trúc tạo ấn tượng nam tính với những vóc cột khoẻ chắc của Doric.
- Kiến trúc tạo ấn tượng nữ tính với ấn tượng của Ionic
- Hay kiến trúc tạo ấn tượng hài hoà, phong nhã với những thước cột của Corinth.
Sự liên tưởng trong đạc biểu kiến trúc cho phép sức sáng tạo của người nghệ thuật làm cho cuộc sống phong phú hơn, sinh động hơn, đáng yêu hơn.
- Sự đối chiếu, sẻ và liên tưởng gắn bó rất chặt chẽ với quan niệm hình thành của con người, của một thực tế xã hội. Điều này có thể giải thích bằng cách đối với những thủ pháp nhất định như đối xứng, không đối xứng, gò bó, tự do, đồ sộ, thăng bằng đều gây ra những cảm giác khác nhau. Những cảm giác đó chính là sự trang trọng thiêng liêng hay hoạt bát cởi mở, ấn tượng hay trầm lặng, dịu dàng...
Trong xã hội sự bền vững của chính trị, triều đại cũng đưa đến những khái niệm bền vững trong đạc biểu kiến trúc. Điều này ta có thể thấy qua các triều đại lịch sử Việt Nam, từ đông sang tây.
Cuối cùng đối chiếu, so sánh, liên tưởng gắn bó khá nhiều với đặc điểm hình tượng hình thành do công năng kiến trúc quyết định. Vì vậy có câu châm ngôn là hình thức theo đuổi công năng. Còn thời gian trôi qua khoa học kỹ thuật tiến bộ lên những liên tưởng đã gắn bó với một số loại hình có khi được thay thế do các hình thức không được sử dụng.
Vận dụng qui luật đối chiều và liên tưởng được coi là một qui luật nghệ thuật thuần tuý mà là hình tượng bay bổng gắn với kỹ thuật kinh tế.


het phan 5

muidocmung (st)

Chương 6
Qui luật nhận thức thị giác trong đạc biểu kiến trúc

I - Điều kiện cảm nhận thị giác
- Ánh sáng được chiếu vào vật thể, vật thể ánh sáng đập vào mắt thông qua hệ thống thần kinh thị giác mà người ta có thể nhận biết được hình và vật thể, ánh sáng làm tăng hiệu quả thị giác.
- Màu sắc: sử dụng màu sắc mang lại hiệu quả cảm nhận thị giác thẩm mỹ, giá trị của tạo hình kiến trúc.

II - Lực thị giác

1. Khái niệm:
Lực thị giác là một khái niệm dùng để chỉ sự chú ý của mắt đến một đối tượng nào đó trong một không gian bất kỳ.

2. Cường độ thị giác
Lực thị giác tồn tại ở hai dạng tâm lý và vật lý mức độ lớn nhỏ của trường độ đó gọi là cường độ thị giác.
Cường độ thị giác phụ thuộc vào kích thước và mật độ xuất hiện của các tín hiệu thị giác.

III - Trường thị giác

1. Khái niệm:
Trường thị giác là các giới hạn trên, giới hạn dưới, giới hạn bên mà con mắt có thể nhìn thấy.

2. Ý nghĩa:
Một trong những yêu cầu quan trọng của trường thị giác là độ rõ và khả năng gây chú ý.

3. Cấu trúc:
Mức độ tập trung chú ý của con người trong trường thị giác tương ứng với năng lượng tạo nên sự tương phản bao gồm phông và hình.

4. Phông và hình
Mối quan hệ phông, hình có tính chất tương đối do chủ quan người cảm nhận phông có thể là hình hoặc ngược lại hình có thể xem là phông. Đấy là tính lập lờ có thể có được do hiệu quả của nét và hình.

IV - Cân bằng thị giác

1. Khái niệm:
Trục cân bằng thị giác luôn có xu hướng trùng khớp với các trục cân bằng của các đối tượng nhìn.

2. Ý nghĩa:
Khi ta hiểu biết rõ ràng về các tính chất cơ bản của cân bằng thị giác sẽ giúp ta minh bạch hơn trong bố cục phân bố có hay không co ý đồ tạo cân bằng thị giác. Nó giúp nhà thiết kế tạo hình đỡ phải mò mẫm thoát khoải tình trạng bất đồng giữa ý đồ và hiệu quả.

3. Yếu tố tác động
Trọng lượng thị giác và hướng là yếu tố tạo hình cường độ thị giác trong tương quan với không gian chứa chúng. Hướng của hình cũng tác động đến cân bằng thị giác.
Màu của hình cũng tác động đến cân bằng thị giác.
Vị trí cũng là một hệ quan trọng để gây ra lực thị giác.

4. Cân bằng trên dưới
Định luật: tín hiệu thị giác khi xuất hiện ở phía trên có trọng lượng thị giác lớn hơn khi xuất hiện ở phía dưới.
VD: chữ B ở vị trí thông thường các chữ số này có phần trên nhỏ hơn phần dưới vậy mà lại được coi là cân bằng.

5. Cân bằng phải trái
Định luật: tín hiệu thị giác khi xuất hiện ở phía trái có trọng lượng thị giác nhỏ hơn khi xuất hiện ở phía phải

6. Cân bằng trước sau
- Định luật: tín hiệu thị giác khi xuất hiện ở độ sâu không gian càng lớn thì trọng lượng thị giác của ní càng lớn và càng xa càng nặng.
- Hệ quả: Khi các yếu tố tạo hình có cùng một độ sâu trong không gian như nhau yếu tố nào có kích thước thị giác lớn hơn sẽ nặng hơn. Càng màu sáng thường cho ta kích thước lớn hơn kích thước thật.

V - Hình dạng thị giác

1. Khái niệm:
Thực tế khi ta nhìn một vật con mắt không cần phải thấy tất cả hình thể của vật ấy mà vẫn có thông tin đầy đủ về hình thể của nó. Hình dạng thị giác của mỗi người tồn tại song song với hình dạng thật của vật thể. Hai hình này không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau.
Hình dạng thị giác là hình dạng vật lý được nhìn thấy có thông tin, có ý nghĩa.
- Định luật: Con mắt nhìn hình một cách rất khái quát và rất cơ bản.
- Hệ quả: Muốn tiếp cận nhanh và khái quát được tạo hình phải tuân theo các luật nhìn đơn giản.
Tính đơn giản trong nhận biết các hình dạng thị giác phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố tạo nên hình, vào số lượng và các qui luật tập hợp của các yếu tố đó.

2. Bản chất
Trong nghệ thuật hình dạng thị giác chỉ là tiếng vọng của cái mà ta thấy, là tiếng vọng của hình dạng vật lý.

VI - Tập hợp thị giác

1. Khái niệm:
Hình ảnh thị giác được tạo nên bởi vô số vật thể bằng cách nào đó chúng lọt vào mắt ta dưới dạng một hay một số tập hợp nào đó.
- Định luật: giữa hai hay nhiều yếu tố trong tập hợp và lực thị giác của các yếu tố đã thắng được khoảng cách giữa chúng ta có một tập hợp thị giác.

2. Nguyên lý:
- Tạo nên trường hấp dẫn của vật thể
- Tạo hiệu ứng nhóm trong trường hấp dẫn
- Tạo hiệu ứng hấp dẫn bằng khoảng cách
Tóm lại: tập hợp không phải một nguyên lý bắt buộc phải tuân theo khi sáng tác tạo hình để tập hợp có tính thống nhất chúng ta nghiên cứu tổ hợp thông qua các tập tổ hợp (cần đến sức liên tưởng của người xem)

VII - Chuyển động thị giác

1. Khái niệm:
Về cơ bản có thể nói chuyển động thị giác là một chuỗi các hình ảnh hay chuỗi các sự kiện, phát triển kế tiếp nhau.

2. Nguyên lý:
Chuyển động thị giác chính là việc tồn tại hay không tồn tại các lực thị giác với không gian.
Tốc độ chuyển động thị giác phụ thuộc nhiều vào đặc điểm phông, hình và kích thước

VII - Hiệu quả liên tưởng trong nhận thức thị giác
Sự đối chiếu, so sánh và liên tưởng gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, với những quan niệm và nhận thức được hình thành của con người từ một thực tế xã hội nhất định, các yếu tố tạo hình hoặc bố cục hình có đặc điểm khái quát hay chi tiết bao trùm tương đồng với hình và liên tưởng.


muidocmung (st)

Chương 7
Thiết kế thị giác trong đạc biểu kiến trúc

I - Nhắc lại những ngôn ngữ trong đạc biểu kiến trúc
Điểm, tuyến, diện và khối là những yếu tố hình học có khả năng taọ ra sức biểu hiện cao trong nghệ thuật tạo hình đạc biểu kiến trúc.
Tất cả những hình thái nghệ thuật tạo hình nội dung đều được tạo thành bởi điểm, tuyến, diện và khối. Đó là những yếu tố cơ bản là cội nguồn của hình thức.

II - Khả năng tạo hình của điểm và nét qua các hiệu quả thị giác

1. Hiệu quả rung
- Hiện tượng: giữa các điểm, các đường có một sức căng thị giác. Mỗi điểm hình thành một trường lực riêng của mình. Nếu chúng ở gần nhau chúng sẽ tạo ra giao thoa đấy chính là hiệu quả rung.
Khi mình điểm đen hay nhiều luồng nét đen đặt trên một nền phông trắng thì sẽ xuất hiện hiệu quả rung. Hiệu quả thị giác ở đây có hai tính đó là tính rung và tính trượt.

2. Hiệu quả ảo
Các hiệu quả thẩm mỹ không phải lúc nào cũng là cái thật các giá trị thẩm mỹ mà ta tiếp nhận sẽ được cao hơn nếu như nó mở cho ta một nội dung mới vượt ra ngoài khuôn khổ thật đó là chức năng quan trọng từ xưa đến nay.
VD: Một số thiết kế thị giác

Khi đảo lộn vị trí của các nét, các mặt, các khối trong không gian ba chiều để tạo nên cái không thật trong cái thật, tạo nên tính lập lờ, đa nghoã trong hình. Đó là hiệu quả ảo của đường nét. Cần phân biệt giữa cái ảo và cái vẽ sai, cái ảo là cái cố tình tạo ra những hình ảnh không thật. Tuy nhiên ở góc nhìn này thì đúng, góc nhìn khác thì phải sai, đúng một phần ở hình này và hình khác thì sai. Dẫu vậy thoáng nhìn hình ảnh thật của vật thể được trình bày một cách đúng ta hoàn toàn cảm nhận hình ảnh thật của vật thể.
Hiệu quả ảo không chỉ ứng dụng trong đạc biểu kiến trúc mà ứng dụng trong tất cả các tác phẩm nghệ thuật.

3. Nghĩa của nét
Đặc tính lập lờ, hai mặt, đa nghĩa của đường nét khi tạo nên hình đã làm cho ta liên tưởng, đồng thời nhiều hình ảnh thị giác khác nhau. Trong thế giới của đường nét không phải nét nào cũng có giá trị ngữ nghĩa như nhau. Có nét mang nghĩa mà nếu vắng nó hình sẽ không có nghĩa mong muốn, tín hiệu cần thông tin sẽ mất. Có nét chỉ mang tính cấu tạo, có khi đầy đủ mà vắng nó thì người ta vẫn nhận ra hình một cách trọn vẹn thông qua liên tưởng.

Tính cô đọng của đường nét, tính đa nghĩa của đường nét tính thông tin trực tiếp có lẽ là ngôn ngữ chủ yếu của áp phích hiện đại và các biểu tượng mới thông qua các thiết kế chữ kết hợp với những hình tượng về chữ cho ta thấy dồi dào sức biểu tượng của điểm, đường, nét. Nắm được đặc tính ngữ nghĩa khác nhau của đường nét không chỉ giúp ta tiếp nhận một cách mau chóng các thông tin đồ hoạ mà còn giúp ta tạo ra môi trường thị giác có nghĩa và rõ ràng. Trong một áp phích, trong một hoành tráng đô thị sẽ không có những nét rườm rà bởi lúc này chức năng của áp phích của hoành tráng ấy là thông tin. Các nét có nghĩa, nét liên tưởng, nét cấu tạo là công cụ quan trọng trong đạc biểu kiến trúc.

III - Khả năng biểu hiện của diện trong nghệ thuật tạo hình

- Hình tròn là hình "khiêm tốn" nhất nhưng lại đòi hỏi ngặt nghèo nghiêm khắc nhất, chính xác nhất nhưng biến hoá vô cùng, vừa ổn định vừa bất định là sức cong hợp bởi vô số sức cong. Hình tròn là thế giới tinh thần của không khí đang vận độnh của dòng nước chảy.
- Hình vuông là thế giới vật chất của lực trọng trường của sự yên tĩnh
- Hình tam giác là thế giới của tú thức, của logic, của sự tập chung ánh sáng và lửa
- Diện trở thành một yếu tố then chốt của trang trí bố cục đạc biểu kiến trúc vì tạo hình có những diện phục vụ với tư cách là yếu tố giới hạn về một không gian.
KẾT LUẬN:
Ngày nay chúng ta bó vào thời kỳ kiến trúc hiện đại, chắc chắn tương lai sẽ có một nền nghệ thuật tạo hình tương ứng. Tuy vậy hình phẳng mang tính thông tin phong phú vẫn có vai trò đáng kể ở nền nghệ thuật tạo hình trong thời đại thông tin đó.

IV - Hình khối và không gian
Trong quá trình phát triển khái niệm đạc biểu kiến trúc, khái niệm hình khối đã tiếp cận vào khái niệm không gian, chẳng hạn ta nói về khối đặc, khối rỗng, khối âm, khối dương, khối thật, khối ảo.
Những khối rỗng, khối âm, khối ảo là những không gian có giới hạn. Chúng không có trọng lượng, chỉ có một khối tích xác định.
Có 5 loại không gian:
- Không gian tuyến tính
- Không gian tập trung
- Không gian tán xạ
- Không gian hợp nhóm
- Không gian mạng
Khả năng biểu hiện nghệ thuật tạo hình của hình khối không gian
- Hình khối lồi và lõm (âm và dương) nhờ ánh sáng mà mang lại hiệu quả cảm thụ thị giác cao.
- Hình cầu, hình lập phương, hình côn, hình trụ, hình tháp là những khối hình cơ bản. Hình khối không gian có đầy đủ tính chất như đường, nét và diện. Ngoài ra nó còn có kha năng biểu hiện ở ba chiều không gian.

muidocmung (st)



Chương 8
Ngữ pháp đạc biểu kiến trúc

I - Ai Cập cổ đại ( Từ năm 3200 - năm 30TCN)

1. Mộ Cổ (Mastaba)
Mộ cổ có hình cái ghế dài. Đó là một nấm mồ chứa những phòng nghỉ và che cho một hố đào lớn
2. Kim tự tháp
Kim tự tháp là lăng mộ quốc vương hay còn gọi là nghĩa trang hoàng gia nơi chôn cất những vua chúa. Trong đó kim tự tháp khe ốp là một trong bảy kỳ quan thế giới.
3. Mộ đục trong đá
Là những mộ dành cho quan chức được đục hoàn toàn bằng đá, lối vào đá hướng về phía mặt trời.
4. Đền thờ (Temple)
Đó là những đền tang lễ ở gần các mộ xây và có không gian dành việc tiếp nhận độ cúng.

II - Babylon, Assyria, Persia

1. Kiến trúc Babylon
Là những thềm bậc thang và những thực thể tách rời nhau.
Bậc thấp nhất khoảng 3,5m. Bậc cao nhất khoảng 20m

2. Kiến trúc Assyria
Là những lâu đài khẳng định quyền lực của nhà vua.

3. Kiến thức Persia
Đặc trưng là những đền thờ Ba tư và các lâu đài.

III - Ấn Độ cổ đại và cổ điện

1. Mộ tháp
Các công trình mộ tháp được xây bởi các phật tử.

2. Tu viện
Nơi các tu sĩ gặp nhau cầu nguyện

3. Các đền lớn
Khi vương triều phát triển đến giai đoạn bành chướng thì không gian sử dụng chức năng với kiến trúc hùng vĩ

IV - Trung Hoa cổ đại

1. Nhà gỗ
Phổ biến có mặt bằng hình chữ nhật xây dựng trên nền cao và thế giới thứ 7 hệ Môđun đã phát triển.

2. Chùa
Chùa ở Trung Hoa có 2 loại chính:
- Tháp gỗ nhiều tầng
- Mộ tháo được xây dựng bởi phật tử và đáp ứng giới luật phong thuỷ.

3. Vườn hoa
Có 2 loại vườn hoa:
- Vườn ngự uyển
- Vườn nho sĩ
Vườn hoa được coi như thu tớm cái hồn của thiên nhiên gây cảm hứng nghệ sĩ cho cuộc sống theo nguyên tắc phong thuỷ những lý luận hội hoạ, điều đặc biệt là khi đi vào vườn hoa thì mỗi bước chân đi thấy một cảnh mới.

V - Nhật Bản cổ đại

1. Thần giáo
Là tôn giáo truyền thống ở Nhật Bản, kiến trúc đơn giản sử dụng yếu tố tự nhiên.

2. Phật giáo
Dưới ảnh hưởng của Trung Hoa và Triều Tiên có tác động đến phật giáo của Nhật Bản. Kiến trúc phong phú hơn, bề mặt trạm trổ vẽ sơn hoặc mạ vàng.

3. Kiến trúc dân gian
Khí hậu và địa lý của đất nước có ảnh hưởng đến đất nước Nhật Bản truyền thống các nhà thường được ngoảnh mặt về hướng nam có mái chùa nhô ra, sân tường cao bao bọc, cửa sổ linh hoạt, nhà kết cấu nhẹ nhàng và chỉ có một tầng để tránh động đất.

4. Xưởng sản xuất
Các xưởng sản xuất của người Nhật thường là một dải đất dài và hẹp đằng trước để làm quán hàng. Mái nhà đầu hồi phẳng nhô ra và có những con sơn để đỡ các cửa sổ với những chắn song và kiến trúc khá mộc mạc. Mặc dù cửa có chắn song nhưng có mái hiên nên không bị ảnh hưởng đến bên ngoài.

5. Trà đạo
Ở Nhật Bản uống trà được coi như là một nghi lễ như một nghệ thuật sống thường ngày, do vậy sinh ra công trình kiến trúc đặc thù. Nhà uống trà khá mộc mạc người ta đi qua những lối yên tĩnh đến một không gian được xác định bằng các chiếu và thực hành ghi lễ trà đạo.

muidocmung (st)

Chương 9
Phong thủy trong đạc biểu kiến trúc

I - Định nghĩa về phong thuỷ

Là một loại trí thức người ta dùng để lựa chọn và xử lý hoàn cảnh ăn ở của phần dương trạch (nhà, chùa, bếp...) và phần âm trạch (lăng, mộ, huyệt...) nhằm mục đích thoả mãn tâm lý và sinh lý của con người tránh cái xấu, lấy cái lành. Nếu nhìn trên khía cạch khoa học thì phong thuỷ chính là quan hệ tự nhiên vốn có giữa từ trường trái đất, địa tầng và sức khoẻ sinh lý con người.

* Ghi chú: phong thuỷ có 2 trường phái: hình dựa vào thế đất và khí dùng âm dương bát quái suy ra lành dữ do vậy hạt nhân cơ bản của phong thuỷ là nguồn sinh khí.

II - Vị trí 4 phương hướng trong phong thuỷ

1. Hướng Bắc (thuỷ)
Hướng Bắc tượng trưng cho phần âm của các đồ vật và cốt là thuỷ. Sao Bắc Đẩu chính là tâm điểm chiếm vị trí trung tâm. Trong luật phong thuỷ của nhà mở ra hướng Bắc là sự băng giá do vậy người ta ít mở ở hướng này. Nên xây dựng các bức tường để bảo vệ hướng đi của cửa và trang trí những màu sắc ấm áp để trung hoà sự lãnh lẽo, nên đặt một bếp hoặc lò sưởi cho ấm áp.

2. Hướng Nam (hoả)
Hướng Nam tượng trưng cho dương lực cho mùa Hạ và sự ấm áp. Mạng của hướng Nam là hoả ở cả nội và ngoại hướng Nam là hướng tốt lành nhất.

3. Hướng Đông (mộc)
Biểu tượng của mùa xuân tượng trưng là rồng và tiêu biểu cho phái nam. Cốt của nó là mộc nhưng khắc với kim loại. Đối với phong thuỷ cần có một bức tường hay một bình phong đặt hướng Đông còn ở ngoại thất thì có thêm đồi núi...
Do vậy thế đất hướng Đông lên cao hơn một chút trong nhà lên có một bức hoạ phẩm điêu khắc con rồng quay về hướng Đông rất tốt.

4. Hướng Tây (kim)
Là nơi ngự trị của bạch hổ, cốt là kim. Hướng Tây tượng trưng cho mùa thu tương quan với nước nhưng khắc với gỗ và lửa. Nước tượng trưng cho âm vì thế màu mỡ, thịnh vượng, phát triển, các vật có liên quan đến nước đều có lợi cho hướng Tây vì thế các bức tường ở phía Tây đều có lợi. Ở các ngôi chùa nên có một cửa mở ở hướng Tây.

III - Địa lý phong thuỷ

1. Lý luận tương sinh, tương khắc trong ngũ hành
- Kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ
- Kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hoả, hoả khắc kim
- Năng lượng tổng hợp của vũ trụ thiên biến vạn hoá và người xưa đã khái quát thành sự tương sinh tương khắc của ngũ hành.

2. 9 điều cần chú ý trong địa lý phong thuỷ
1. Không nên chọn nơi cư trú bên cạnh miếu, đền, nhà thờ và chùa
2. Kh
Về Đầu Trang Go down
Ni0ry

Ni0ry

Nữ Tổng số bài gửi : 264
Birthday : 16/12/1990
Join date : 16/08/2010
Age : 33
Đến từ : vu~ tru

Dac bieu kien truc (tham khao nhe cac ban) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dac bieu kien truc (tham khao nhe cac ban)   Dac bieu kien truc (tham khao nhe cac ban) Icon_minitimeTue Mar 29, 2011 10:09 pm

Oa ....nhiều quá
Chắc mỗi ngày đọc vài dòng may ra còn hiểu :D
mem " muidocmung" tích cực ghê, kiến thức nhiều nữa
Về Đầu Trang Go down
thientuxy1991

thientuxy1991

Nam Tổng số bài gửi : 360
Birthday : 07/08/1991
Join date : 09/07/2010
Age : 32
Đến từ : Số 39_đường 70_Yên Xá_Tân triều_Thanh Trì_Hà Nội

Dac bieu kien truc (tham khao nhe cac ban) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dac bieu kien truc (tham khao nhe cac ban)   Dac bieu kien truc (tham khao nhe cac ban) Icon_minitimeWed Mar 30, 2011 1:46 am

Mắt mũi mình 3 độ rưỡi rồi =((
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/?ref=home#!/hoangminhcuong
tunjvu

tunjvu

Nam Tổng số bài gửi : 20
Birthday : 10/08/1990
Join date : 23/07/2010
Age : 33
Đến từ : Thai Nguyen

Dac bieu kien truc (tham khao nhe cac ban) Empty
Bài gửiTiêu đề: tai len toan may cai j the   Dac bieu kien truc (tham khao nhe cac ban) Icon_minitimeFri Apr 08, 2011 5:03 pm

cho xin it hinh ve baj dac bieu co phai delam hon k. lay li thuyet ve an sao noi
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Dac bieu kien truc (tham khao nhe cac ban) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dac bieu kien truc (tham khao nhe cac ban)   Dac bieu kien truc (tham khao nhe cac ban) Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Dac bieu kien truc (tham khao nhe cac ban)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Tham khảo Đạc Biểu Kiến Trúc
» Gioi thieu ve DAC BIEU KIEN TRUC
» nhóm 1,3 cần thêm ảnh đạc biểu KT vào tham khảo nè
» Tham khảo Cơ sở tạo hình
» Tham khảo Thiết kế Báo chí

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: MỸ THUẬT :: Các loại hình nghệ thuật khác-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất